Hôm nay là Thứ 4, 22/01/2025, 9:59 AM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 4, ngày 22/01/2025, lúc 9:59 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Sen hồng
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 

... Đọc tiếp »
Chủ đề: Giới Thiệu Của Các Lớp | Lượt xem: 1071 | Ngày: 05/06/2012 | Bình luận (0)


        "Con người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao"- đó là lời đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cụ Huỳnh Thúc Kháng cố Bộ trưởng Nội vụ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Công hoà và Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, được viết trong thư đề ngày 29/4/1947 "Gửi toàn thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng tạ thế”.

           Cũng trong lá thư này, Bác Hồ còn giành những lời lẽ hết sức trân trọng để đưa ra trước toàn thể đồng bào một tấm gương sáng : "vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết".Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập. ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Địa Linh - Nhân Kiệt | Lượt xem: 630 | Ngày: 11/10/2011 | Bình luận (0)

        Lời dịch giả: Ðây là bản dịch một chương trong "Ðông Nam Á nghiên cứu chuyên san" số III nhan đề: "Bắc thuộc thời kỳ đích Việt Nam" của tác giả Lã Sĩ Bằng ở Ðại học Trung Văn Hương cảng.



        Với tinh thần tôn trọng sự thật của nhà văn hóa, nhất là ngành sử học, giáo sư Lã Sĩ Bằng trong tác phẩm nói trên tỏ ra rất trung thực, cởi mở và xây dựng. Riêng những nhận định về Việt Nam cho thấy có sự chính xác, khách quan của nhà học giả chân chính, cho nên chúng tôi dùng làm tài liệu nghiên cứu sự tương quan giữa văn hóa Trung Hoa và Việt Nam. Nay xin dịch nguyên văn một chương để độc giả thưởng thức và thẩm định sự cố gắng đáng mong đợi của "Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á" ở Hương cảng. (Nguyễn Ðăng Thục)Dân tộc Việt Nam nguyên thuộc về hệ thống dân tộc bản xứ Ðông Nam Trung quốc thời cổ. Từ thượng cổ cho đến thời Tần Hán giải đất hiện tại gọi là Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây cho đến Bắc Việt, Trung Việt đều là đất của người Việt ở cả. Cuối thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn xưng Bá ấy là thời kỳ thịnh vượng nhất của người Việt, theo nhà Hán học người Pháp tên là E. Chavannes khảo chứng thì lãnh vực nước Việt thời ấy, phía Bắc suố ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Việt Nam sử ký | Lượt xem: 597 | Ngày: 11/10/2011 | Bình luận (0)

        Cho đến cuối thế kỷ trước, để tìm hiểu tiền sử dân tộc Việt, các nhà nghiên cứu căn cứ vào hai nguồn tư liệu là thư tịch cổ Trung Hoa cùng những phát hiện khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ và xã hội học, chủ yếu của những học giả Pháp thời thuộc địa. Từ những nghiên cứu đó, bức tranh tiền sử của người Việt được trình bày như sau:
        1-Người tiền sử gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Việt, từ Trung Đông tới cao nguyên Tây Tạng. Từ phía nam cao nguyên Tây Tạng, người Việt theo ngọn sông Dương Tử đi xuống phía đông nam chiếm lĩnh đồng bằng Hoa Nam rồi ngược theo bờ biển lên khai phá vùng duyên hải. Một bộ phận từ ngọn nguồn Dương Tử lên phía bắc khai thác vùng nam sông Hoàng Hà.2-Người Hán cũng từ nam cao nguyên Tây Tạng di chuyển về phía đông nhưng do phương thức sống du mục nên dừng lại ở vùng đồng cỏ Thiểm Tây, Cam Túc.3-Người Hán vượt Hoàng Hà chiếm đất, xua đuổi người Việt xuống phía nam sông Dương Tử. 4-Do người Hán lấn chiếm tiếp, người Việt đã từ nam sông Dương Tử tràn xuống Việt Na ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Việt Nam sử ký | Lượt xem: 652 | Ngày: 11/10/2011 | Bình luận (0)

Thành cổ trên đất Thăng Long: Thành Thăng Long, đất đế đô
Cho đến năm 1010, sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã cho dời Kinh đô ra vùng đất Tống Bình nằm trong Đại La thành, "là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” (Chiếu dời đô). Rồi vua Lý cho đắp một thành khác nhỏ hơn, nằm trong thành Đại La, gọi là thành Thăng Long.


Thành Thăng Long được xây dựng sát về phía Tây Bắc thành Đại La, bởi mạn này địa thế cao, ít hồ, đầm, nền đất chắc, vững. Thành Thăng Long thời Lý bên trong xây bằng gạch và đá, phía ngoài đắp đất. Suốt dọc phía Bắc và phía Tây, thành dựng men theo sông Tô Lịch (nay là đường Hoàng Hoa Thám và Bưởi). Phía Nam, thành men theo sông Kim Ngưu, một nhánh của sông Tô, rồi vươn thẳng lên phía Bắc, lại rẽ sang phía Đông một đoạn mới ngoặt lên nối với thân thành phía Bắc. Thành có bốn cửa, Tường Phù mở ra phía Đông, Diệu Đức phía Tây, Quảng Phúc phía Bắc và Đại Hưng mở ra phía Nam. Đến năm Thiên Thành thứ 2 đời Lý Thái Tông, 1029, vua cho đắp thêm một thành đất phía ngoài thành Thăng Long, gọi là Phượng Thành. Bên trong thành Thăng Long ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Việt Nam sử ký | Lượt xem: 592 | Ngày: 11/10/2011 | Bình luận (0)

Người Việt và tập quán uống trà 1.100 năm.
        Tập quán uống trà của người Việt không quá câu nệ về nghi thức và có từ hơn 1.100 năm. Vì thế, cây chè hiện diện khắp từ mảnh vườn sau nhà, giữa vùng đồng bằng đến vạt đồi trung du hay mọc thành rừng cổ thụ ở miền núi. Loại cây này đang góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Dù cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ của nhiều thứ đồ uống khác nhau nhưng cây chè vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay. Dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, đều có thói quen pha trà mời khi khách đến nhà. Tục uống trà của người Việt không quá câu nệ về nghi thức. Tập quán uống trà có từ hơn 1.100 năm khiến cây chè hiện diện khắp nơi từ mảnh vườn sau nhà giữa vùng đồng bằng đến vạt đồi vùng trung du hay mọc thành rừng cổ thụ ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 601 | Ngày: 11/10/2011 | Bình luận (0)


Hồn quê đậm đà trong món châu chấu rang


           Ăn châu chấu không phải để lấy no, càng không vì túng thiếu mà để tận hưởng hương vị dân dã của thiên nhiên, đưa người ta nhớ lại những khoảnh khắc tuổi ấu thơ, ríu rít trên triền đê lộng gió
Châu chấu không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người nông dân, mà hơn thế, nó còn là "mồi nhắm” tuyệt vời làm cho bữa rượu của cánh đàn ông trở nên tưng bừng, thân mật hơn.Có nhiều loại châu chấu nhưng người ta thường chỉ ăn loại châu chấu lúa và châu chấu tre. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng nhiều trứng hơn châu chấu tre. Đặc biệt có loại châu chấu sim thân màu xanh, lớp cánh trong hồng phấn, bắp càng to. Loại này được cánh nhậu rất ưa chuộng vì nó ít ruột, thịt thơm và béo ngậy…Khi châu chấu được mang về, đầu tiên người ta giội qua nước nóng cho rụng cánh, co chân, sau đó đem ra vặt cánh, râu, chân, rút ruột và bỏ đầu. Tiếp đến, người ta rắc muối, xóc đều, chừng 5 phút thì rửa lại bằng nước sạch, vớt ra, để róc nước rồi đem chế biế ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 677 | Ngày: 11/10/2011 | Bình luận (0)

SÁNG MÃI TẤM GƯƠNG VÕ VĂN KIỆT.

"Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức Võ Văn Kiệt", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.




            Mới đây mà đã đến ngày giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân, vốn là bí danh, đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức – Võ Văn Kiệt. Đó chính là nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh của đồng chí Sáu Dân, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một đảng viên Cộng sản kiên trung, trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Con người đã dành cho chúng ta lòng yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc ấy đã đi xa, song từ sự kính trọng và gắn bó trong tâm khảm của mình, tôi cảm thấy Ông vẫn như đang đồng hành với chúng ta, đang ... Đọc tiếp »
Chủ đề: Địa Linh - Nhân Kiệt | Lượt xem: 658 | Ngày: 10/10/2011 | Bình luận (0)

1 2 »
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz