| "Con người học hành rất rộng,
chí khí rất bền, đạo đức rất cao"- đó là lời đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với cụ Huỳnh Thúc Kháng cố Bộ trưởng Nội vụ Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Công hoà và Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, được viết trong thư đề
ngày 29/4/1947 "Gửi toàn thể đồng bào sau ngày cụ Bộ trưởng Huỳnh Thúc
Kháng tạ thế”. |
Cũng trong lá thư này, Bác Hồ còn giành những lời lẽ hết sức trân trọng để đưa ra trước toàn thể đồng bào một tấm gương sáng : "vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội, đầy ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm kiên quyết".Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập.
...
Đọc tiếp »
|
SÁNG MÃI TẤM GƯƠNG VÕ VĂN KIỆT.
| "Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức Võ Văn Kiệt", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viết về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
|
Mới đây mà đã đến ngày giỗ đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân, vốn là bí danh, đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn tên chính thức – Võ Văn Kiệt. Đó chính là nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh của đồng chí Sáu Dân, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một đảng viên Cộng sản kiên trung, trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Con người đã dành cho chúng ta lòng yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc ấy đã đi xa, song từ sự kính trọng và gắn bó trong tâm khảm của mình, tôi cảm thấy Ông vẫn như đang đồng hành với chúng ta, đang
...
Đọc tiếp »
|
VUA QUANG TRUNG VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC.
Vua Quang Trung có nhiều sáng kiến đặc biệt, phát sinh từ một tinh thần Quốc Gia cấp tiến và sáng suốt về việc sử dụng chữ Nôm, một ý niệm Cách Mạng Tự chủ Độc Lập.
1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc
|
VẠN LỘC - CẢNH ĐẸP NGƯỜI TÀI
| Sách cổ Hoan châu bi ký (văn bia châu Hoan - tức Nghệ An nay) chép: "Hoan Châu cảnh đẹp, Vạn Lộc nổi danh, tướng dòng nhà tướng, khác hẳn thường tình, uy phong lẫm liệt, tướng mạo đường hoàng. Rồng mây gặp hội, công nghiệp vẻ vang. Duyên may hòa hợp, sánh người tao khang...". Những dòng xưng tụng ấy nói về làng quê đất đẹp, người tài Vạn Lộc, nay thuộc phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò.
|
Làng xã ven biển Cửa Lò ấy do Thái úy, quận công, phò mã Nguyễn Sư Hồi (1444 - 1506) chỉ huy khai khẩn. Vị quận công này là con trưởng công thần khai quốc, Thái sư quận công Nguyễn Xí, danh tướng phò Lê Lợi từ Lam Sơn, xông pha trận mạc, có công đuổi giặc, lập triều Lê. Ba năm sau ngày đưa cha về quê an táng và lập đền thờ (tại làng Thượng Xá, nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc), năm 1469 Nguyễn Sư Hồi xin trấn thủ vùng các cửa biển Nghệ An, khai hoang lập ấp, làm mạnh phòng thủ vùng biển hệ trọng này. Vua Lê Thánh Tông chuẩn tấu, phong ông
...
Đọc tiếp »
|
CỔ AM - MẢNH ĐẤT GIÀU NGUYÊN KHÍ
Chẳng biết từ bao giờ, người dân khắp nơi trong vùng đã truyền miệng câu; "Đông Cổ Am, nam Hành Thiện" để chỉ về những vùng đất học nổi tiếng từ xa xưa. Tuy Cổ Am chưa có người xuất chúng đứng đầu nhà nước nhưng ở thời nào mảnh đất nơi đây cũng sản sinh ra nhiều hiền tài cống hiến nhiều công lao to lớn cho quốc gia dân tộc. Nằm tận cùng phía đông nam huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, nơi giáp ranh với huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cái làng úm Mạt xưa (tên cũ của Cổ Am) lại được tạo nên bởi sự bồi đắp phù sa m àu mỡ của h a
...
Đọc tiếp »
|
|