Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Thống kê
Đang online: 3
Khách: 3
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Tài liệu mới
Phim mới cập nhật
Giới thiệu mới
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Bài viết mới
Hỗ trợ trực tuyến
Bài viết mới từ Diễn đàn
Trang chủ » Điều » Văn Hóa Thế Giới |
HOÀNG ĐẾ ASHOKA ĐÃ SỐNG LẠI NHƯ THẾ NÀO?
HOÀNG ĐẾ ASHOKA ĐÃ SỐNG LẠI NHƯ THẾ NÀO?Nguyễn Đức Hiệp"Thương quí của thần linh xem mọi người là bạn” "Ta cho rằng chinh phục bằng Phật pháp làchinh phục êm đềm nhất”Devanampiya Piyadasi/Hoàng đế AshokaPriyadarshi means: who looks at others with love. Kho tàng văn hoá Ấn Độ có nhiều huyền thoại và truyện cổ tích ghi chép trong các tác phẩm cổ điển Ramayana, Mahabharala, Baghavad Gita. Hằng hà sa số các nhân vật đều không có thật. Cùng lắm chỉ là huyền sử thêu dệt quanh các vì vua chúa hay sự kiện trong quá khứ. Sử biên niên huyền thoại của Tích Lan khi nhắc đến Phật giáo như Mahavamsa, Asokavadana, Divyavadana có kể chuyện một vị vua tên là Ashoka, trong tiếng Việt là A Dục.Câu truyện về Ashoka, một vị hoàng tử lúc đầu tàn ác, giết các anh em mình để lên ngôi vua, nhưng sau này sám hối theo đạo Phật và sáng suốt cai trị đất nước trong thái bình. Ông cũng truyền bá Phật pháp khắp nơi từ Ấn độ qua các nước lân bang. Chuyện kể vua Ashoka có một nhà tù nổi tiếng với các cai ngục độc ác, ít ai thoát chết một khi vào đó. Một hôm, cai ngục báo với nhà vua sự kiện lạ lùng. Vua Ashoka đích thân đến chứng kiến một phép lạ: một nhà sư bị bắt, bị bỏ vào vạc nước sôi nhiều lần, nhưng kỳ lạ thay, nhà sư không hề hấn gì. Từ đó về sau, vua Ashoka dứt bỏ cái ác, theo đạo Phật, vương quốc được cai trị độ lượng và hạnh phúc khắp nơi. Thầy Huyền Trang, trong ký sự đi Tây vực từ Trung quốc đến Ấn độ vào những năm 629-645, có nhắc đến về nhà tù xưa cũ của Ashoka (3).Các câu truyện trên đều không được coi trọng và dễ quên, chìm lẫn trong huyền thoại về các vị vua, vì quá tốt đẹp khiến khó tin ngoài đời có vị vua như vậy, nhiều khi chỉ là ước vọng của quần chúng về một ông vua lý tưởng thay vì ông vua độc đoán đang cai trị. Câu truyện về vua Ashoka cũng được xếp loại như vậy và quên lãng cho đến thế kỷ 19 khi một nhà khoa học vén màn bí mật bao phủ các cột, phiến đá nằm rải rác khắp Ấn độ, Nepal, Pakistan, Afghanistan. Đây là trường hợp hi hữu trong lịch sử khảo cổ học.Ấn Độ huyền bíKhi người Anh đến bán đảo Ấn độ đầu thế kỷ 17, triều đại Moghul Hồi giáo đã cai trị đất Ấn. Dân Ấn lúc bấy giờ (và mãi đến hiện nay) đa số theo Ấn độ giáo và Hồi giáo. Tầng lớp cai trị theo đạo Hồi với những kiến trúc rực rỡ như Taj Mahal. Triều đại Moghul tạo một nề nếp văn hoá mới, kết hợp văn hóa từ phương Bắc cộng với văn hoá bản địa Ấn. Họ viết ra những sự kiện hết sức chi tiết. Tuy vậy trước triều Moghul (khoảng thế kỷ 16 trở về trước), sử liệu hầu như rất thiếu sót, mờ mịt đầy những mảng trống, vài vết tích còn lại thì bị đi vào quên lãng. Lý do, khi người Hồi Moghul từ Tây Bắc xuống chinh phục Ấn độ, đã phá huỷ các vết tích và công trình của các triều đại cũ. Quan trọng không kém, chính các triều đại của các tiểu quốc ở khắp bán đảo Ấn độ cũng rất thiếu sót không ghi lại chính thức các sự kiện trong triều đại mình. Có chăng chỉ là một bảng liệt kê không đầy đủ tên các vị vua theo thứ tự thời gian từ những năm trước Tây lịch, viết bằng chữ Sanskrit (Phạn), một số may mắn giai cấp Brahma còn giữ lại.Đầu thế kỷ 19, một số đền đài, hang động với kiến trúc phong phú và đặc sắc, bị hoang phế từ bao thế kỷ giữa rừng rậm, được khám phá từ đảo Elephanta, đảo Salsette, Ajanta, hay Ellora, Bagh, Karli. Một số đền đài đã bị bỏ hoang, là nơi trú ngụ của các thú rừng kể cả cọp. Đặc biệt, các đền đài này được đục khắc từ một quả đồi hay ngọn núi chứ không phải xây lên từ gạch đá. Kiến trúc như vậy quả có một không hai trên thế giới.Lord Valencia, người thám hiểm khám phá các đền ở đảo Salsette gần Bombay, tin chắc rằng pho tượng của một nhân vật ngồi với các tín đồ chung quanh ở đền Karli là "Bodth" (Bụt), bởi vì ông cũng vừa đến từ Tích Lan nơi mà đạo Phật thờ "Bụt" vẫn còn thịnh hành mặc dầu ở Ấn độ không còn mấy ai biết đến.Tuy vậy nhiều học giả Tây phương cho rằng các đền đài và kiến trúc của văn minh cổ này không xuất phát từ bản địa Ấn độ mà từ bên ngoài đưa vào. Hay ít nhất nghệ thuật Ấn Độ do ngoại nhân truyền đạt. Họ nghĩ rằng các nhóm người Hy Lạp, Phoenecia, hay Do Thái đến định cư ở Tây Ấn từ các thế kỷ đầu kỷ nguyên Ki Tô là tác giả. Hoặc cũng có thể từ Phi châu, do bàn tay những người xây Kim Tự Tháp trước kia. Họ cho rằng các đền đài, kiến trúc cổ đại trên quá hùng vĩ, nghệ thuật quá sắc sảo đáng ngạc nhiên. Người Ấn lúc bấy giờ làm sao có khả năng làm được khi mà các kiến trúc ở các thành phố đang ở, mặc dầu có nghệ thuật nhưng chỉ là tầm thường so với cái được khám phá.Họ cũng lý luận rằng chỉ ở phía Tây bán đảo Ấn Độ là có những di tích trên. Nhưng sau khi khám phá di tích Bảy chùa ở gần Madras, các cột tròn ở Bihar (hàng ngàn dặm cách Delhi) và chung quanh Bombay, Madras và ở Karli với các kiến trúc giống nhau cho thấy giả thuyết trên là sai.Bí ẩn cột đáNăm 1616, Thomas Coryat trong lúc khảo sát thành phố bỏ hoang Delhi (ở gần New Delhi) tìm được một cột tròn cao khoảng 20m sáng trong ánh trăng giữa đống hoang tàn, trải hơn 10 dậm chỉ có dơi và khỉ trú trong các lâu đài đổ nát. Cột tượng nổi bật, khác lạ với các kiến trúc đổ nát chung quanh, niên đại có vẻ cổ hơn và phong cách nghệ thuật rất đặc biệt. Đứng xa tưởng như bạc, gần chút nữa thì tưởng là cẩm thạch, nhưng thật ra là sa thạch (sandstone). Vì cột nhẵn bóng như cẩm thạch và chữ khắc trông giống như chữ Hy Lạp, Coryat cho rằng có thể do Alexander đại đế (hay các hậu duệ tướng lĩnh của ông) dựng lên sau cuộc viễn chinh qua tận Á châu. Gần ba trăm sau đó (1904), John Marshall khám phá một cột tượng đá tương tự ở Bihar, ông miêu tả là trên đầu cột có một tượng khắc hình sư tử, chữ viết rất lạ, giống như các chữ viết tìm thấy ở các đền Karli và các đền khác.Năm 1784 ở Calcutta, William Jones, học giả thông thái chữ Sanskrit (Phạn), người đầu tiên khám phá sự liên hệ giữa các ngôn ngữ và tìm ra cây ngôn ngữ Ấn-Âu (Indo-European), thành lập hội nghiên cứu về văn hoá/văn minh Ấn gọi là Asiatic Society. Jones hy vọng hội qui tụ các trí thức, là nơi các học giả có môi trường trình bày các khám phá và mang ra ánh sáng các sự kiện lịch sử,Charles Wilkins là người Tây phương đầu tiên biết tiếng Phạn (Sanskrit). Wilkins khám phá các cột ở Buddal (tiểu bang Bihar). Năm 1785 ông đã giải được mã các dòng chữ hơi cổ, các chữ này mặc dầu khác với loại chữ hiện đại đang dùng gọi là Devanagari, nhưng giữa chúng có sự liên hệ và giống nhau. Các kiểu chữ mà Wilkins giải được là các chữ mà sau này được gọi là Kutila, Gupta Brahmi. Ông trình bày sự khám phá của mình ở Hội Asiatic Society. Đối với các sử gia đương thời thì cột ở Buddal không có thông tin mới lạ, nó chỉ nói lên nghi thức tôn giáo đã biết. Nhưng khám phá của Wilkins rất quan trọng vì nhờ vậy ngày nay người ta biết rằng chữ viết ở Ấn độ trải qua sự tiến hóa qua 4 giai đoạn: chữ Ashoka Brahmi cổ và thô sơ nhất; chữ Gupta Brahmi hơi văn hoa và hơi dứt đoạn; chữ Kutila Brahmi tròn lẳn và cong; và chữ dùng hiện nay là DevanagariAshoka Brahmi ----> Gupta Brahmi ----> Kutila Brahmi -----> DevanagariTrong nhiều năm, William Jones và nhiều người không ai giải được chữ trên cột Delhi viết bằng chữ cổ Ashoka Brahmi. Khám phá của ông Charles Wilkins cũng đi vào quên lãng. Người ta chỉ để ý tới khi các nhà nghiên cứu sau này, gồm có Prinsep, thành công giải mã lại những gì ông Wilkins đã làm trước kia.James Prinsep và những bước đầuJames Prinsep là nhà khoa học về ngành kiến trúc, đến Ấn độ năm 1819 ban đầu làm việc ở Benares, xây dựng hệ thống nước và chất thải công cộng sau đó thuyên chuyển đến sở đúc tiền hoàng gia, thâu thập các đồng tiền xưa ở khắp Ấn độ.Vì có kinh nghiệm nghiên cứu các đồng tiền cổ và các chữ xưa khắc trên tiền, nên sau đó ông đến Calcutta làm việc với ông Horace Wilson, học giả chữ Sanskrit (Phạn) và là thư ký của Hội Asiatic Society. Ở đây, ông bắt đầu để ý nghiên cứu đến các chữ cổ trên đồng tiền. Ông làm việc rất tỉ mỉ, chăm chỉ và có phương pháp khoa học.Trong thời gian này người ta lại tìm thêm được cột tượng ở Allahabad, tương tự như cột ở Delhi. Trên cột tượng, ngoài các dòng chữ Ba Tư ở vào thời kỳ Moghul, còn có hai loại chữ đã mờ và cổ hơn là Ashoka Brahmi và Gupta Brahmi.Các bản facsimile được tạo ra từ các chữ viết trên cột tượng để gởi cho các nhà nghiên cứu khắp nơi. Xưa kia các bản facsimile được tạo ra bằng phương pháp cổ truyền, bôi mực lên cột tượng, sau đó lấy giấy ấn bao bọc chung quanh cột. Nhờ bản facsimile gởi tới Hội Asiatic Society năm 1834, Prinsep và học giả Sanscrit W. Wills giải được chữ Gupta Brahmi. Đây là chữ viết mà Wilkins đã giải và đọc được trước đây hơn 50 năm. Nhưng lần này văn bản giải được cho biết rất nhiều thông tin lịch sử, cho thấy chi tiết về vua Samudragupta, con vua Chandragupta chinh phục 9 nước. Đây là bước đầu hé mở một triều đại hoàng kim của lịch sử Ấn độ, sau này được gọi là triều đại Gupta (từ năm 320 đến năm 600 AD), với kiến trúc rực rỡ ở các thành phố Sarnath, Ajanta, Mathura và kịch gia Kalidasha nổi tiếng với kịch Sakuntala, được gọi là Shakespeare của Ấn độ. Kết quả này làm phấn khởi và động viên Prinsep tiếp tục nghiên cứu đọc các chữ cổ trên tượng.Nhưng chữ Ashoka Brahmi vẫn không ai giải được. Một học giả nghĩ rằng chữ cổ Ashoka Brahmi là chữ Hy lạp xưa, ông cho rằng đã đọc được một số chữ ấy trên một đồng tiền. Nhưng Prinsep hoài nghi và không tin vì nếu lật ngược đồng tiền lại thì vẫn là chữ không đọc được.Prinsep viết lên tạp chí Asiatic Society, kêu gọi các học giả cố gắng giải được chữ cổ Ashoka Brahmi. Sau khi đọc được bài của Prinsep, nhà nghiên cứu Hogson ở Nepal, gởi cho Prinsep một bản facsimile của cột tìm được gần biên giới Ấn độ. Người ta tự hỏi có thể nào cột tượng là dấu hiệu để đánh dấu biên cương hay không? Sau khi nhận được tư liệu của Hogson, Prinsep tập trung giải chữ dùng ba bản lấy từ chữ khắc trên ba cột ở Delhi, Allahabad và Nepal. Trên ba bản, một số các chữ mất và đã mòn.Lúc đầu tập trung vào phân tách các mẫu tự phụ âm và nguyên âm với các dấu chung quanh, ông suy qua suy lại từng bản để kiểm chứng. Đến một lúc, thình lình ông rung động toàn thân khi khám phá cả ba bản đều giống nhau. Ta nên nhớ là các cột tượng đã trải qua hơn 2000 năm, nhiều chữ đã mất và một số chữ bị các chữ mới viết chồng lên trên. Bằng cách dùng cả ba bản để bổ túc cho nhau, Prinsep viết lại đầy đủ bài viết trên cột tượng.Mặc dầu vẫn chưa giải được, nhưng Prinsep cho rằng những chữ viết này trên cột tượng và trên đá nằm rải rác trên khắp các lãnh thổ Ấn Độ cho thấy vương quốc và chủ nhân phải có địa vị cao trọng.Trong bốn năm tiếp theo, Prinsep cố giải bằng đủ cách. Từ cách dùng chữ Gupta Brahmi đi ngược lại, dùng thống kê theo các tần số của các mẫu tự ở hai chữ viết, nhưng cũng không đi đến đâu. Ông đoán rằng ngôn ngữ trong chữ Ashoka Brahmi là chữ thuần tuý Sanskrit. Sau này mới biết rằng đó là sai, vì rằng ngôn ngữ trong chữ viết Ashoka Brahmi là gần với tiếng Pali, một trong họ ngôn ngữ Prakrit. Tiếng Pali là tiếng đã chết, không còn được ai nói nữa (tương tự như chữ Latin cổ).Cho đến một ngày, trong số thư tín nhận được từ nhiều người khắp Ấn Độ gởi đến ông khi họ tìm ra hiện vật mới, có một thư từ một kỹ sư làm việc ở Allahabad tên là Edward Smith. Ông Smith đang làm công việc đo địa hình ở trung tâm Ấn độ. Prinsep nhờ Smith đến địa điểm khảo cổ Sanchi gần thành phố Bhopal, lấy mẫu facsimile các chữ Gupta Brahmi trên các hiện vật chưa được dịch. Sau khi đã thực hiện xong yêu cầu, ông Smith còn cẩn thận hơn, ông cũng làm thêm các facsimile ở các thành đá (stone railing) chung quanh đền thờ không dính dáng gì đến các hiện vật quan trọng được yêu cầu.Chính một vài các chữ ngắn Ashoka Brahmi trên thành đá này là đầu mối để giải toàn bộ chữ trên các cột và phiến đá. Prinsep suy diễn mỗi hàng viết trên một thành đá do một tín đồ xây tặng và mọi hàng chữ có tên tín đồ khắc vào. Tất cả các hàng chữ trên đều có một chữ cuối giống nhau. Prinsep suy luận là đó có thể là "danam", có nghĩa "quà tặng, biếu cho”, một chữ thông dụng ở các buổi lễ. Nếu là như vậy thì Prinsep tìm được ba phụ âm (d, n, m) và một nguyên âm (a). Các mẫu tự này rất thông thường trong các ngôn ngữ ở Ấn độ.Ông thử áp dụng vào các chữ trên cột tượng Delhi. Ông đã vô cùng ngạc nhiên và vui mừng khi đọc và đoán gần trúng được dòng đầu là "Devam piya piyadasi raja hevam aha" ("thương quí của các thần linh, vua ra lệnh như sau"). Ông chỉ sai chữ R trong laja thay vì raja. Lúc này là tháng 6 mùa hè Calcutta rất nóng. Đa số đi nghỉ hè ở những nơi mát mẻ trên cao nguyên. Riêng Prinsep, đầu óc và tâm sức của ông hoàn toàn tập trung vào cột tượng, ông không thiết gì đến những việc khác. Với một người trợ giúp giỏi chữ Phạn và các ngôn ngữ khác, trong vòng 6 tuần làm việc liên tục ở trụ sở Hội Á Châu, Prinsep giải được toàn bộ chữ khắc viết trên cột tượng. Sau đây là một phần những gì đã viết trên cột tượng mà Prinsep vừa giải xong ở cột tượng Delhi:"Vua Devanampiya Piyadasi tuyên bố như sau. Vào năm thứ 27 từ khi ta lên ngôi, ta đã chỉ dụ để cho sắc lệnh này được công bố bằng chữ viết.Ta chấp nhận và thú tội về những lỗi lầm mà ta ôm mãi trong tim.Vào năm thứ 27 trong triều đại của ta, ta đã viết ra sắc lệnh này; Vua Devanampiya nói rằng: "hãy sửa soạn các cột đá và khắc sắc lệnh tôn giáo này lên cột từ đây, là sắc lệnh sẽ còn mãi cho tới những thời kỳ xa nhất trong tương lai"”.Prinsep trình bày sự khám phá của mình ở Hội Á Châu (Asiatic Society). Mọi người đi từ thích thú, tò mò, ngạc nhiên đến thán phục. Nhưng vua Piyadasi là ai?. George Turnour, một nhà nghiên cứu ở Tích Lan nghiên cứu về lịch sử Phật giáo gởi về Asiatic Society cho biết rằng vua Piyadasi còn có tên là Ashoka, cháu của vua Chandragupta I. Kiểm chứng thêm cho thấy Ashoka có trên danh sách Sanskrit các vua Ấn độ. Vậy thì đúng Piyadasi trên cột là vua Ashoka!Vào năm 1915, tìm thấy một sắc lệnh nữa trên đá, trên đó có tên Ashoka. Nhân vật Ashoka lịch sử được kiểm nhận hoàn toàn. Sau khi đã bị quên mất gần 2000 năm, một trong những vĩ nhân trong lịch sử đã sống lại.Sau khi giải được chữ trên 3 cột tượng trên, Prinsep rất phấn khởi và tiếp tục đọc các chữ trên 2 cột tượng mới tìm thêm được ở dọc biên giới Nepal do Hogson khám phá. Sau đó khám phá thêm một cột tượng gãy bị chôn vùi ở Delhi mang về Calcutta, trụ sở Asiatic Society nơi Prinsep làm việc. Nhờ sự khám phá chữ viết trên cột tượng và các phiến đá người ta được biết thêm nhiều về vua Ashoka.Vua Ashoka là ai?Sinh vào khoảng năm 304 BC, là vị vua thứ ba của triều đại Mauryan sau khi cha ông là Bindusara mất. Tên là Ashoka nhưng tên chính thức là Devanampiya Piyadasi (Thương quí của các thần linh, Người nhìn mọi việc với sự nhân hậu). Trong khoảng hai năm tranh giành ngôi, có ít nhất một anh em của Ashoka bị mất. Trong năm 262 BC, 8 năm sau khi lên ngôi, nước Kalinga (khoảng ở tiểu bang Orissa ngày nay) bị chinh phục. Sự thiệt hại vì chiến tranh đã khiến vua Ashoka thay đổi hoàn toàn. Ông đã trở thành một Phật tử. Và trong cuộc đời còn lại của mình đã áp dụng triết lý đạo Phật trong việc trị nước và phát huy Phật pháp. Ông đã giúp đạo Phật truyền khắp nước và ra các nước ngoài. Ông mất vào năm 232 BC sau 38 năm làm vua.Ashoka hồi sinhMột phần các sắc lệnh trên đá và trên cột được lược trích ở đây, cho thấy tư cách của vị vua này. Ông là một nhà hiền triết, mộ đạo Phật, thuộc tư tưởng Dhamma, kính trọng các bậc chư tăng, không sát sinh, bảo vệ thú vật, thiên nhiên, xây nhà nghỉ và vườn công cộng cho dân và thú trú ngụ. Tất cả các tôn giáo đều được kính trọng và đều học hỏi lẫn nhau.Hiện nay, có cả thảy 7 sắc lệnh trên cột quan trọng nhất, 2 sắc lệnh ngắn ở Lumbini và Allahabad. Trong đó có 6 sắc lệnh giống nhau trên 6 cột, thêm sắc lệnh thứ 7 ở cột Delhi. 14 sắc lệnh khắc lên các phiến đá trên khắp lãnh thổ. Phiến đá ở Girna ghi lại đầy đủ các sắc lệnh trên. 2 sắc lệnh trên đá chỉ có ở Kalinga rất dài và chi tiết, cho nhiều thông tin quí báu. Ngoài ra còn 3 sắc lệnh ngắn, vắn tắt ở vài nơi.Sắc lệnh trên đá(a) Bia đá Girna, làm năm 256 TTL:Trong quá khứ, các vua thường đi vui thú như săn bắn hoặc các trò giải trí khác. Nhưng mười năm sau khi Devanampiya, "Thương quí của các thần linh" lên ngôi, ngài đi thăm viếng Sambodhi và sau đó thiết lập các cuộc rao giảng Phật pháp. Trong những chuyến đi này, ngài thăm và tặng quà các bậc tu hành và ẩn sĩ, thăm và tặng phẩm vàng bạc cho người già, thăm dân chúng ở thôn quê giảng dạy họ về Phật Pháp, và bàn luận Phật pháp với dân khi thuận tiện. Chính những điều này làm vua Piyadasi, hạnh phúc và coi đó như là một lợi nhuận cho vương quốc.(b) Bia đá ở Kalsi, làm năm 256 TTL:"Thương quí của các thần linh", vua Piyadasi, đã chinh phục người Kalingas 8 năm sau khi lên ngôi: 150,000 người đã bị đuổi đi, 100,000 đã bị chết và nhiều người đã mất (vì những lý do khác). Sau khi dân Kalingas đã bị chinh phục, thương quí của các thần linh đã hướng về Phật pháp, yêu quí Phật pháp và giảng pháp. Bây giờ, ta cảm thấy rất hối hận đã chinh phục dân Kalingas.Quả thật, ta rất đau đớn vì sự giết chóc, đuổi dân đã xảy ra khi một nước bị chinh phục..Giờ đây, ta coi rằng chinh phục bằng Phật pháp là chinh phục êm đềm nhất. Và cuộc chinh phục bằng Phật pháp đã đạt được ở vương quốc này, ở biên giới, ngay cả cách xa đây 600 yojanas, nơi mà vua Hy Lạp Antiochos ngự trị, và xa hơn nữa nơi mà bốn vì vua tên là Ptolemy, Antigonos, Magas và Alexander cai trị, cũng vậy ở về phía Nam giữa những người Cholas, Pandyas và xa tận Tamraparni.(c) Bia Kalinga, làm năm 256TTL:Những dân ở những xứ láng giềng giờ tự hỏi: "Vua này có ý định gì?". Ý định duy nhất của ta là họ hãy sống không còn sợ ta nữa, và họ tin ta và với ta chỉ có hạnh phúc thôi chứ không còn đau khổ. Ta khuyến khích họ áp dụng Phật pháp vào cuộc sống để đạt được hạnh phúc trên cõi đời này và cõi khác. Ta nói thế để chuộc lại nợ mà ta đã làm và để mọi người biết rằng ta sẽ không thất hứa nữa.(d) Bia đá Girna, làm năm 256 TTL:Devanampiya, vua Piyadasi, nói như sau: không có tặng phẩm nào hơn tặng phẩm Dhamma, không có thân hữu nào hơn Dhamma, không có phân phát nào hơn phân phát Dhamma, và không có liên hệ nào hơn liên hệ Dhamma. Và Dhamma gồm rằng: đối xử đàng hoàng với người ở và người làm việc, kính mẹ và cha, rộng lượng với bạn bè, đồng hành, người thân, tu sĩ và cư sĩ, và không sát sinh. Vì thế một người cha, con, anh em, chủ, bạn, đồng hành hay hàng xóm đều nói: "Đây là điều tốt, nên thực hành". Ban phát tặng phẩm Dhamma là điều tốt và đạt được ân huệ lớn.(e) Bia đá Girna, làm năm 256 TTL:"Thương quí của các thần linh", vua Piyadasi, kính trọng các tu sĩ và bậc tu hành ãnh đạo của tất cả các tôn giáo, và vua phong tặng họ với quà tặng và đủ loại phẩm vật, tước phong. Nhưng "Thương quí của các thần linh", vua Piyadasi không coi trọng những tặng phẩm và tước hiệu bằng điều này: "phải có sự phát triển về cơ bản của tất cả các tôn giáo”. Sự phát triển về cơ bản có thể được thực hiện bằng nhiều cách, nhưng tất cả các cách đều có nguyên căn chính là tránh nói quá độ, có nghĩa là, không nên ca ngợi tôn giáo mình thái quá, hay nói xấu tôn giáo khác mà không có nguyên do. Nếu có lý do đi nữa cần phê bình thì phải làm một cách nhẹ nhàng. Nhưng tốt hơn vẫn là kính trọng các tôn giáo khác. Làm như vậy thì tôn giáo của mình và tôn giáo khác đều có lợi. Nếu làm ngược lại, thì sẽ mang hại đến chính tôn giáo mình và các tôn giáo khác. Những ai khen quá nhiều tôn giáo mình, do một niềm tin quá độ, và chỉ trích các tôn giáo khác với ý nghĩ là "Để tôi làm rạng danh tôn giáo tôi", thật ra chỉ là làm hại chính tôn giáo mình. Vì thế, sự tiếp xúc giữa các tôn giáo là điều tốt. Mọi người nên lắng nghe và kính trọng niềm tin và điều tốt từ các tôn giáo khác. "Thương quí của các thần linh", vua Piyadasi, mong muốn rằng, mọi người sẽ học được những điều tốt từ tất cả các tôn giáo.Sắc lệnh trên cột(a) Cột ở Lumbini, nơi đức Phật sinh ra, làm năm 249TTL:Sau hai mươi năm lên ngôi, "Thương quí của các thần linh" (devanampiya), vua Piyadasi, đã đến thăm và tôn thờ nơi đây bởi vì nơi đây, Đức Phật, nhà hiền triết của bộ tộc Sakyans, sinh ra. Vua đã làm một tượng đá và cột đá dựng lên. Và bởi vì Đức Phật đã sinh ra tại đây, làng Lumbini được miễn thuế và chỉ phải trả 1/8 sản lượng.(b) Cột Delhi, làm năm 243TTL:"Thương quí của các thần linh" vua Piyadasi, nói rằng: Dọc theo các con đường, ta đã trồng các cây bàng để có bóng mát cho thú vật và dân chúng, ta cũng trồng các vườn xoài. Ở mỗi khoảng cách 8 //krosas//, ta đã đào giếng và xây những nhà nghỉ. Ở nhiều chỗ, ta đã ra lệnh làm các trạm có nước để cho thú vật và dân chúng dùng. Nhưng những điều này chỉ là kết quả nhỏ thôi. Những việc làm dân chúng hạnh phúc đã được các vua trước làm. Ta cũng đã làm như vậy với mục đích dân chúng có cơ hội áp dụng Phật pháp vào đời sống.(c) Cột Delhi, làm năm 243TTL:"Thương quí của các thần linh” vua Piyadasi đã nói như sau: Hai mươi sáu năm sau khi ta lên ngôi, ta ra lệnh nhiều loại thú vật được bảo vệ - các loài két, //aruna//, ngỗng, vịt trời, //nadimukhas, gelatas//, dơi, kiến chúa, cá không xương, rùa, sóc, nai, bò, bồ câu và tất cả các loài thú vật 4 chân không có ích hay không ăn được... Nơi trú của các sinh vật không được đốt và rừng không được đốt không lý do hay để giết thú vật.(Chú thích: những chữ giữa 2 dấu // là những từ cổ hiện nay chưa hiểu được nghĩa)Di sản AshokaAshoka là một vị vua hiếm thấy trong lịch sử thế giới. Trong vương quốc của ông, ai cũng được đối xử nhân hậu, các sinh vật được bảo vệ, không có sự sát sinh kể các các thú vật nhỏ bé nhất. Ông đã ban những đạo luật áp dụng những lời dạy của đức Phật trên toàn vương quốc rộng lớn từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Lời lẽ trong sắc lệnh tỏ rõ phẩm hạnh và tư tưởng của ông đi trước thời đại cả ngàn năm, và có thể không bao giờ có nữa. Người ta biết nhiều về ông hơn hết các vị vua khác trong lịch sử Ấn độ.H.G Wells, sử gia Anh, tác giả bộ sách "History of the World" viết:"Giữa cả chục ngàn tên họ của các vì vua đủ các triều đại, tên Ashoka rực rỡ, lấp lánh toả sáng như một vì sao riêng một góc trời/Amidst the tens of thousands of names of monarchs that crowd the columns of historỵ… the name of Ashoka shines, and shines almost alone, a star"Hiện nay, mặc dầu nước Ấn theo Ấn giáo và Hồi giáo nhưng trên quốc kỳ của Ấn độ là hình bánh xe luân hồi (dhammachakra) gần tượng sư tử trên cột tượng mà hoàng đế Ashoka đã dựng lên hơn 2000 năm trước đây. Người Ấn rất hãnh diện đất nước họ sản sinh ra vị vua gương mẫu nổi tiếng này.Ông đã để lại một di sản quí báu cho nhân loại. Ashoka triệu tập Đại Hội Phật Giáo lần thứ ba. Ông gởi phái đoàn Phật giáo đi khắp nơi, lên phương Bắc và qua phương Tây, có ảnh hưởng đến một số nhà hiền triết ở Hy Lạp nhưng đạo Phật đã không bám rễ lâu dài ở những nơi đó. Riêng ở châu Á, nhờ ông mà đạo Phật phát triển qua Tây Tạng, Tân Cương, Tích Lan, Miến Điện, Thái lan, Cam Bốt, Lào, Việt Nam, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản. Gần Chiang Mai, Thailand có cột đá Ashoka tại Wat U Mong. Năm 245TTL, Ashoka gửi phái đoàn Phật giáo -do hai con là công chúa Sanghamitta và hoàng tử Mahinda- tới Sri Lanka/Tích Lan. Công chúa đã tặng Tích Lan một cây bồ đề nhỏ từ nơi Phật nhập diệt. Cây vẫn còn tới bây gìờ ở "Thành Phố Thiêng Liêng Anuradhapura”.Theo Lê Mạnh Thát (4) thì nhà sư Phát Quang có thể là người truyền đạo Phật đầu tiên ở Việt Nam do vua Ashoka gởi đi qua nước chung quanh. Chử Đồng Tử và Tiên Dung (con vua Hùng, khoảng thế kỷ 3 trước công nguyên) không phải là hai nhân vật trong huyền thoại mà là hai phật tử đầu tiên ở Việt nam sau khi thụ Pháp từ nhà sư Phát Quang. Tuy nhỉên, ở Việt Nam không có chút di tích nào như Sri Lanka hay Thái Lan.Truyền thuyết Chử Đồng Tử ghi chép trong Lĩnh Nam Chích Quái vào đời Trần thế kỷ 15 nên khó biết nhà sư "Phát Quang” có nguồn gốc "Thiên Trúc/Ấn Độ” hay thưộc phái đoàn của Ashoka không, nhất là khi niên đại của Hùng Vương chưa nhất quán nên không rõ hai vua Hùng và Ashoka có cùng thời không. Dù vậy, huyền thoại cũng vẫn có giá trị và ý nghĩa của huyền thoại: một trong bốn vì tiên bản địa trở thành Phật tử đầu tiên, đánh dấu một biến động tâm linh nơi người Việt thời đó: không những chấp nhận Phật giáo mà còn cho tôn giáo mới này vai trò quan trọng ngang với những vị tiên ngự trên trời mà ngườì Việt đang thờ phụng.Sau khi đọc và giải các dòng chữ trên các cột tượng, Prinsep tiếp tục đọc các khám phá mới. Trên phiến đá tìm được ở Dhauli, tiểu bang Orissa gần Calcutta, một số chữ và dòng viết đã mòn và mất, ông cũng đọc trên phiến đá có này nhắc đến về các vị vua ở tận bờ Địa Trung Hải như Antiochus, Ptolemy đã biết đến vua Ashoka.Đây là một chi tiết quan trọng cho biết vua Ashoka cùng thời với vua Ptolemy ở Ai Cập mà sử liệu có chép đầy đủ hơn. Ông rất phấn khởi và cố gắng tìm và tái tạo lại những dòng chữ đã mất. Không lâu sau đó, thêm một phiến đá to lớn có chữ cổ Ashoka Brahmi ở Girna, gần Gujerat được biết đến, Prinsep một lần nữa chú ý đọc và nhận ra hai bản ở phiến đá Dhauli và Girna giống nhau, mặc dầu chúng cách nhau hàng ngàn dậm, một ở phương Tây và một ở phương Đông. Lúc này thì tiếng tăm của Prinsep đã lớn ở khắp Ấn Độ, ông khẩn cấp nhờ chính phủ cho người đến Gugerat để tìm kiếm và làm bản facsimile tốt hơn. Chính phủ vui lòng gởi người tới Girna gấp để lấy thêm thông tin.Nhưng khi bản facsimile đến trụ sở Hội Á Châu thì Prinsep đã lên tàu trở về Anh trị bệnh một ngày trước đó. Ông yếu sức và tâm thần suy đồi sau những năm say mê tận tuỵ. Năm sau ông suy tâm, đi đến điên loạn và mất ở Anh.Ở trung tâm thành phố Calcutta, dọc bờ sông Hằng (Ganges), gần trụ sở Hội Asiatic Society, có một bức tượng. Đó là bức tượng của nhà khoa học James Prinsep mà nước Ấn độ dựng lên tưởng nhớ công trình khám phá to lớn về khảo cổ học. Trong sách du lịch hướng dẫn về Ấn độ của Lonely Planet xuất bản hiện nay, có đề cập đến nơi này. Nếu có dịp, bạn nên viếng thăm.Ca dao Việt Nam thường nóiTrăm năm bia đá thì mòn | |
Lượt xem: 578 | Đánh giá: 0.0/0 |
Tổng số bình luận: 0 | |