Hôm nay là Thứ 5, 28/03/2024, 10:49 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 5, ngày 28/03/2024, lúc 10:49 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Điều » Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức HCM

“Cái lon” Chủ tịch nước

"Cái lon” Chủ tịch nước

  Bản in

 

Đại tá Việt cường (tên thật là Nguyễn Đức Kính), quê ở làng Khâu Chư, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông được Đại tướng Hoàng Văn Thái, khi đó là phái viên của Việt Minh về hoạt động ở địa phương, giác ngộ cách mạng và giới thiệu vào quân giải phóng. 

            Sau khi dự trường Quân chính kháng Nhật khóa I (tháng 5/1945) Việt Cường được điều về làm thư ký đánh máy chữ ở Ban chỉ đạo khu giải phóng, kiêm phụ trách túi thuốc (vì anh đã từng học y tá). Công việc đầu tiên mà Việt Cường được giao là đánh máy tập tài liệu huấn luyện cán bộ cách mạng của ông Lưu Thiếu Phàng (người trung Quốc). Việt Cường được ở cùng nhà với đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lý (sau này là cận vệ của Bác Hồ). Nhà ở đều thuộc phạm vi lán Nà Lừa, cách làng Kim Luông (Tân Trào) chừng 400m. Tuy ở gần nhưng Việt Cường vẫn không biết Bác Hồ là ai nên vẫn gọi là "ông cụ” khi giao tiếp. Hàng ngày Việt Cường thường để ý đến cung cách sinh hoạt rất đặc biệt của "ông cụ” như ăn cơm thì vết sạch bát, không bỏ sót cơm trong bát bao giờ. Mỗi sáng xuống suối đánh răng, rửa mặt thì "ông cụ” lại tự sách hai bương nước về lán. Ông cụ còn dặn Việt Cường thu gom những tờ giấy đánh máy bị hỏng lại để "ông cụ” viết vào trang bên. Quần áo thì ngày này tháng khác "ông cụ” chỉ mặc vải thô, nhuộm tràm, giống như đồng bào địa phương, trong đó có một chiếc áo có hai miếng vá ở vai và khuỷu tay. 
Một hôm, có hai vợ chồng già làng Kim Long mang đến biếu "ông cụ” một bộ quần áo mới, còn thơm mùi tràm. Hai ông bà nói rất khẩn khoản, chân tình nhưng "ôngcụ” một mực khước từ:

           - Tôi thành thật cám ơn lòng tốt của ông bà, lòng tốt của bà con dân bản đối với cách mạng và cá nhân tôi. Quần áo của tôi vẫn đủ mặc, có bộ tuy đã sờn, có chỗ rách nhưng được vá lại thì vẫn mặc tốt.

            Cử chí đó của "ông cụ” gây một ấn tượng sâu sắc đối với Việt Cường.

            Sau này, Việt Cường trở thành Chính ủy Trung đoàn Biên phòng đầu tiên. Ông có thói quen ngày nào cũng mở đài để kịp thời nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và theo dõi tình hình thời sự trong nước và thế giới. Cũng như thường lệ, một ngày tháng 4 – 1956, ông mở đài thì thì được nghe Đài phát thanh đưa tin Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Thành phố Hải phòng. Trong cuộc mít tinh, Bác kêu gọi toàn dân phải tiết kiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc lòng dốc sức chi viện cho miền Nam. Bác nói ngắn gọn nhưng rất cụ thể và dễ hiểu như: Việc cưới xin, giỗ ,Tết, ma chay không bày biện tốn kém, ăn uống thì chỉ cần đủ no, không đòi hỏi cao lương mỹ vị, mặc thì không nên đua đòi xa hoa. Đang nói thì Người chỉ lên viếng vá trên vai áo rồi bảo: Không phải đồng bào không đủ sức để may cho Bác bộ quần áo mới, mà miếng vá này là "cái lon” Chủ tịch nước đấy!

            Nghe đến đây, Chính ủy Việt Cường rất xúc động. Ông càng thương càng kính trọng đức tính giản dị, tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những điều mà ông trực tiếp chứng kiến và nghe kể lại về lối sống của Bác Hồ đã ngấm vào tim óc. Từ đó ông càng cố gắng phấn đấu, noi gương Bác không ngừng . Năm 1972 ông làm phó Chính ủy Cục Hậu cần Quân khu Tây Bắc. Khi đi kiểm tra Cụm kho xăng xe, thấy anh em thợ thu lại được khá nhiều dầu kém chất lượng, ông định xin vài lít về thắp đèn cho các con học. Hay lần ông vào kiểm tra một kho tổng hợp của quân khu, thấy có nhiều kiện vải, ông nghĩ nếu xin thì 5 đức con của ông sẽ có quần áo mới. Nhưng lần nào cũng vậy, ông đều đấu tranh tư tưởng: Nếu mình xin rồi người khác cũng làm vậy là làm xấu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

            Năm 1986, ông Việt Cường về hưu với quân hàm đại tá. Hồi đó cuộc sống còn khó khăn, hai vợ chồng ông phải bươn trải nhiều nghề để nuôi cho các con ăn học, nhưng tâm hồn ông rất thanh thản. 

Ngọc Minh

Chủ đề: Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức HCM | Đăng bởi: Admin_tranducchinh (17/10/2011)
Lượt xem: 427 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số bình luận: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz