Một tờ thủ dụ hàng ngộ nghĩnh, xáo trộn văn chương quân sự, lời lẽ ngoại giao với những luận bàn về y học. | Cờ lau tập trận |
Tháng tám năm Canh Thìn (980) vua nước Tống sai Lư Đa Tốn đem thư sang dụ hàng vua nước ta là Lê Đại Hành. Cùng với việc gởi tối hậu thư, chúng cử Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Hắc Thủ Tuấn và Thôi Lương, chia quân làm bốn hướng sẵn sàng tấn công tiêu diệt quân Nam. Lá thư dụ hàng lời lẽ ngạo mạn nhưng nội dung lại có nhiều ý rất đặc biệt, ngộ nghĩnh. Đọc trong đó ta thấy tác giả lá thư toàn đem chuyện thuốc thang, chữa bệnh, châm cứu ra luận bàn, kết hợp với chuyện chiến tranh, bình định. Tối hậu thư viết: "Trung Hoa đối với
...
Đọc tiếp »
|
LỊCH SỬ VIỆT NAM KHỞI SỰ TỪ GẦN 3000 NĂM TCNĐÃ ĐƯỢC XÁC MINH QUA TÁC PHẨM CỘI NGUỒN VIỆT TỘC CỦA PHẠM TRẦN ANH Thanh VănĐã từ lâu tôi thường thắc mắc về một chi tiết trong cổ sử của Việt Nam về giai đoạn các vua Hùng dựng nước. Theo truyền thuyết Việt tộc là hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, cháu ba đời của Viêm Đế là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi xuống phương Nam tuần tra, đến vùng Ngũ Lĩnh, nằm vế phương Nam nước Trung Hoa, kết hôn cùng tiên nữ, sinh ra Lộc Tục, là người có thánh đức. Đế Minh muốn truyền ngôi vua cho, nhưng Lôc Tục lại nhường cho anh, nên Đế Minh để cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức là nước Trung Hoa, phía Bắc sông Hoàng hà). Cho con thứ là Lộc Tục làm vua phương Nam. L
...
Đọc tiếp »
|
Nguyên NguyênTheo lịch sử nước Việt, trong thời kỳ Bắc thuộc dưới đời nhà Đường bên Tàu, có ông Phùng Hưng, quê quán ở quận Đường Lâm thuộc Sơn Tây, vào năm 791 đã dấy quân nổi lên đánh đuổi được quan Đô hộ Cao Chính Bình, giành lại được độc lập cho xứ An Nam. Phùng Hưng tự xưng làm vua, và chiếm giữ được An Nam trong một khoảng thời gian ngắn, từ tháng 4 đến tháng 7 năm Tân Mùi (791), rồi bị bệnh qua đời. Quân sĩ tôn con ông là Phùng An lên kế vị, nhưng không bao lâu nhà Đường phái tướng Triệu Xương sang bình định, và Phụng An xin quy hàng. Tưởng nhớ đến công ơn Phùng Hưng, dân chúng sau đó lập đền thờ và xưng tụng ông với tên thụy: ‘Bố Cái Đại Vương’. Theo rất nhiều sách vở, đa số viết bằng quốc ngữ, ‘Bố Cái Đại Vương’ mang ý nghĩa khá thuần Nôm: Bố là Cha, Cái là Mẹ. Và đó một vị Đại Vương, tức Vua, có công đức lớn bằng, hoặc hơn Cha Mẹ. Sau đây chúng ta thử xem xem việc sách vở cho ‘Bố Cái’ trong ‘Bố Cái Đại Vương’ mang nghĩa ‘Cha Mẹ’ có thật đúng, thật chính xác hay chăng. Nguyên ủy câu chuyện ‘Bố Cái’ này, có lẽ bắt nguồn sâu xa từ khi lần đầu tiên được đọc quyển ‘Nguồn Gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam’ của Bình Nguyên Lộc [1] cách đây khoảng 25 năm. Trong quyển sách này, từ đây xin gọi tắt ‘quyển Mã Lai’ hay ‘thuyết
...
Đọc tiếp »
|
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam Bộ. Chùa tọa lạc tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau bao biến thiên của thời gian và thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ uy nghi riêng của mình. Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, sau khi cáo quan, tri huyện Bùi Công Đạt phát tâm nguyện xây cất một thảo am để tu dưỡng tinh thần. Sau khi ông mất, hòa thượng Huệ Đăng ở chùa Giác Lâm (Gia Định) đã về đây trụ trì đã vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Trường, hoàn thành năm Canh Tuất (1849). Về sau không biết từ khi nào người ta gọi chệch thành Vĩnh Tràng.
Tháng 4 năm 1861, khi người Pháp đánh chiếm Định Tường (tên gọi xưa của tỉnh Tiền Giang), chùa bị hư hỏng nặng. Qua nhiều lần sửa chữa, đến năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng tu toàn bộ và ngôi chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Điều đầu tiên hấp dẫn du khách khi đến viếng thăm chùa là vẻ đẹp tráng lệ của hai cổng tam quan do những nghệ nhân xứ Huế thực hiện vào năm 1933. Khác với những ngôi chùa truyền thống, hai cổng này được xây dựng theo lối cổ lầu. N
...
Đọc tiếp »
|
TS. Nguyễn Quang Lê Tín ngưỡng thờ Mẫu (hay đạo Mẫu) là một hiện tượng văn hoá tín ngưỡng tâm linh độc đáo trong hệ thống tín ngưỡng dân gian đa thần của người Việt Nam. Trong tiến trình hình thành và phát triển của mình đạo Mẫu dân gian đã có mối quan hệ gắn kết, tương giao với các hiện tượng tín ngưỡng và tôn giáo khác; đặc biệt với Phật giáo dân tộc. Để hiểu rõ vấn đề này, theo chúng tôi cần phải tìm hiểu đôi chút về hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa của người Việt cổ xưa. Bởi lẽ, đó là cơ sở nền tảng, quyết định sự hình thành hoặc tồn tại và phát triển của nền văn hoá dân gian - dân tộc nói chung, của các dòng văn hoá tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo nói riêng, ở nước ta từ xưa đến nay.
|
|