Ngàynay, từ "văn hóa” trở nên rất đỗi quen tai với tất cả mọi người và hiện diện rộngkhắp. Lĩnh vực văn hoá là một trong những cơ sở hạ tầng phổquát, như chúngta hay nói: kinh tế - văn hoá - xã hội, văn hoá - giáo dục - y tế. Nhưng mỗi người trong số chúng ta sẽ có mỗicách hiểu, cách dùng khác nhau đối với từ ngữ đặc biệt này. Có thể nói rằng,trong từ điển ngôn ngữ của nhân loại, hiếm có một từ ngữ nào có lịch sử hìnhthành từ lâu đời và kéo dài mãi tận đến ngày nay rồi cả mai sau, như từ "vănhóa”. Nó, với tư cách là một ý niệm, được xuất hiện từ rất sớm trong tác phẩmkinh điển huyền triết phương Đông - Dịchkinh - cách ngày nay hơn 2500 năm, với nghĩa "tạo nên (hóa) cái đẹp (văn)”.Nó tiếp tục trở thành một thuật ngữ, khái niệm khoa học từ thế kỉ 19. Và, nhữngnội dung của nó cũng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa họclà Văn hóa học. Ở Việt Nam,Đảng Cộng sản Đông Dương công bố Đề cươngvăn hóa Việt Namtừ năm 1943. Nộidung lí luận và thực tiễn của ngành Văn hóa học vô cùng phong phú, đa dạng vàthú vị. Ví dụ đơn giản , chúng ta thấy ở một lĩnh vực , như kiến trúc: 1. Vì sao có bức bình phong, vìsao trên bức bình phong đó có đồ án con hổ hay con hươu hay cá chép ngắmtrăng... 2. Vì sao trong 4 góc tường hay 2 tường đầu nóc có đồ án con dơi, đôilúc lại là con dơi miệng ngậm quả đào, cổ mang sợi dây tiền... 3. Vì sao trêndãy nóc có đồ án hình quả bầu hay lưỡng long chầu nguyệt... Hay trong lĩnh vựcngôn ngữ: 1. "Mi nói khan khan”; 2. "Vui ra phết”. "Khan khan” và "phết” cónghĩa là gì, bắt nguồn từ đâu. Hay từ câu chuyện Thánh Gióng: 1. Vì sao tên làGióng mà không phải là tên khác, tên Gióng có nghĩa là gì. 2. Vì sao bộ áo giáplà đồ sắt mà không phải là đồng, thiếc... 3. Vì sao roi sắt lại gãy. 4. Vì saongựa sắt lại phun ra lửa... Để giải mã, hiểu được những vấn đề "tưởng quen mà lạ”,"ngỡ gầ mà xa” này, chúng ta cần đến kiến thức của văn hoá học. Nhiệm sở công tác của nhữngngười tốt nghiệp ngành Văn hóa học cũng nhiều vô kể. Xét theo ngành văn hóa củacơ quan nhà nước, ở cấp trung ương có Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ủy banVăn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương; ở cấp tỉnh/thành phốcó Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy/Thành ủy; ở cấp quận/huyệncó Phòng Văn hóa Thông tin; ở cấp phường/xã có Ban Văn hóa (Ban Văn hóa xã/phườngcũng cần từ 2-5 nhân sự). Một số khác có thể tham gia giảng dạy về lĩnh vực vănhóa ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp (Mỗi tỉnh/thành có một trường Trungcấp Văn hóa - Nghệ thuật). Một số khác có thể tham gia công tác nghiên cứu vănhóa ở các viện, cơ quan nghiên cứu. Đặc biệt, trong thời đại ngành thông tin nởrộ như hiện nay, cơ hội tìm kiếm việc làm cho những người tốt nghiệp ngành Vănhóa học ở các cơ quan truyền thông, tòa soạn, nhà xuất bản càng thêm thuận lợi.Cơ hội việc làm trong các tổ chức, công ty, doanh nghiệp tư nhân và nước ngoàiđối với ngành Văn hóa học cũng vô cùng hấp dẫn… Trong đó, một thu hoạch lớn nhấtcủa những ai theo học ngành Văn hóa học là làm mình trở nên "văn hóa” hơn! Trướcnhu cầu nguồn nhân lực chuyên ngành văn hóa cho các cơ quan đơn vị như trên, nhiềucơ sở đào tạo từ sớm đã mở chuyên ngành Văn hóa học trình độ thạc sĩ và tiến sĩnhư Viện Nghiên cứu Văn hóa (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Viện Vănhóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Đại học Văn hóa HàNội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, Đại học Đà Nẵng làcơ sở đào tạo đầu tiên mở mã ngành cử nhân Văn hóa học từ năm 2006, sau đó là Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 và Đại học Văn hóa Hà Nội vàonăm 2008. Đến nay, Đại học Đà Nẵng đã đào tạo hàng trăm sinh viên chuyên ngànhVăn hóa học, nhiều sinh viên tốt nghiệp đang công tác tại các trường đại học cũngnhư các cơ quan nhà nước về lĩnh vực văn hóa nói riêng và xã hội nhân văn nóichung trên khắp mọi miền đất nước. by Nguyễn Hoàng Thân
|