Hôm nay là Chủ nhật, 22/12/2024, 10:03 AM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Chủ nhật, ngày 22/12/2024, lúc 10:03 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
[ Bài viết mới · Thành viên · Quy định của Diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN VĂN HÓA HỌC - KHOA NGỮ VĂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
 Chợ làng   Có (0) ý kiến    Admin_tranducchinh  [Đại Cương
 NGÀNH VĂN HÓA HỌC - LẠ MÀ QUEN, XA MÀ GẦN   [04/11/2013] Có (26ý kiến bình luận      [Tin Ngành] 
 Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư   [04/01/2013] Có (1ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 
 Đà Nẵng được phủ Wi-fi miễn phí   [04/11/2012] Có (1ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 
 Đà Nẵng: Tốt nghiệp loại giỏi mới được thi công chức   [11/09/2012] Có (0ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 
 Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa"   [19/07/2012] Có (1ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 

leducluan3 
zin90_dn 
aumquantri 
thutrang080993 
hathaingo 
KIMDUY 
HongSon 
THÔNG BÁO
Các bạn thành viên thân mến!
Website này nhằm mục đích giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp thuộc chuyên ngành văn hóa học – Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng và những bạn có lòng đam mê và yêu thích về văn hóa học! Các bạn chưa là thành viên hãy đăng ký thành viên để tham gia nhé!

Trân trọng!
Có một số chuyên mục, bạn phải đăng nhập mới xem được.Vì thế, bạn nên ghi danh và đăng nhập trước nhé!

  • Page 1 of 1
  • 1
Chợ làng
Admin_tranducchinhNgày: Thứ 2, 24/10/2011, 2:58 PM | Tin nhắn # 1
"
Thiếu úy
Nhóm: Tổng Quản Trị
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Trạng thái: Đang Offline
Chợ làng


Nhắc đến văn hoá làng xã người ta không thể không nhắc tới chợ làng. Quả thật một phần đời sống của những người dân quê được khắc hoạ qua sự phát triển của chợ làng. Ngoài ý nghĩa trao đổi mua bán, chợ làng còn là nơi để thăm hỏi, mời gọi, nói chuyện con trâu, cái cày, chuyện ruộng, vườn, đồi núi... Tất cả cứ ồn ã, xôn xao và đậm đà tình làng, nghĩa xóm. Bởi thế, người xưa đã từng ao ước:

"Muốn cho gần chợ mà chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về".

Chợ Nghè quê hương tôi cũng không nằm ngoài những ý nghĩa như thế. Tên chợ gắn liền với tên làng như thể làng sinh ra chợ và nhắc đến chợ người ta nghĩ ngay đến làng. Nằm ngay ở giữa làng, trên một khoảnh đất rộng với cây đa đứng sừng sững ở góc chợ, phía trên là dải núi thấp dần xuống nên nhìn từ xa, chợ như được treo trên cành đa. Vài túp lều tranh nho nhỏ, tường vôi xám xịt, dường như bao đời nay chợ Nghè vẫn vậy. Năm tháng, thời gian, mưa chan, nắng dội, rồi lửa đạn, bom rơi, chợ làng Nghè vẫn nguyên lành như thế, nguyên lành cả trong ký ức những người con xa quê như tôi.

Chợ Nghè họp theo phiên, tháng có 12 phiên. Mỗi phiên chợ họp từ sáng sớm rộ lên bán mua vào khoảng 7, 8 giờ và đến gần trưa thì chợ vãn người. Nhất là vào những ngày mùa thì thời gian họp còn ngắn hơn, người ta tranh thủ đến chợ rồi còn tất tả cho việc đồng áng. Ai ai cũng chân thấp chân cao lo đồng sâu ruộng cạn. Hiền lành và chăm chỉ vẫn là phẩm chất rất đẹp của người dân Việt Nam muôn đời. Ngày trước chợ Nghè chủ yếu chỉ có chè tươi, rau, cua, gạo, thóc... phần đa là hoa trái vườn nhà. Nhiều nhất vẫn là chè, chè đi từ chợ làng đến chợ Nga, chợ Sọng, chợ Huyện rồi xa hơn là Nam Ðịnh, Thái Bình, Hưng Yên... rồi từ các nơi đó, nhãn lồng, võng đay, vải vóc được chuyển về. Việc bán mua lưu chuyển cứ diễn ra không ngừng, ngay cả trong những năm tháng kháng chiến gian khổ. Những năm tháng này, chợ được chuyển đến họp ở sau đình hoặc chùa để dễ dàng che mắt địch gọi là chợ lưu động. Chẳng có gì ngăn nổi sức sống âm thầm, bền bỉ của chợ vì chính những người dân bình dị, thật thà quê tôi vẫn khao khát giữ cho mình một thú vui đến chợ như là nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Tuy là chợ lưu động nhưng những cửa hàng quanh chợ vẫn mở cửa bình thường, nhất là vào ban đêm, có khi suốt cả đêm hàng nào cũng đỏ đèn. Những ngọn đèn dầu ấm áp hắt ra từ các cửa hàng đó có sức lôi cuốn người mua đặc biệt với lũ trẻ con chúng tôi. Ngày nhỏ, tôi không có ao ước gì hơn là được mẹ cho mấy hào rồi xà vào hàng quà góc chợ. Mãi mãi không thể quên được những sợi bún trắng ngần cuộn tròn trong chiếc lá chuối, dở khẽ tàu lá đó ra đã thấy nhè nhẹ mùi thơm của bột gạo. Mắm tôm thơm mùi đồng bãi, vắt chút chanh rồi đánh cho sủi bọt, cho mùi thơm bay lên nồng nồng, thêm một chút ớt cay, chấm bún vào đó rồi đưa lên miệng sẽ thấy ngay cái ngọt của tinh gạo, cái giòn của sợi bún tan trong vị cay của ớt, vị đậm của mắm tôm. ?n đến căng tròn bụng ra mà mắt vẫn thòm thèm. Ðặc sản của chợ Nghè quê tôi còn là món bún riêu cua, món ốc vặn. Con gái đồng chiêm quê tôi chăm chỉ và có "tài khêu ốc vặn, cắp chè bán rong" như ca dao truyền thống đã có lần nhắc đến. Tôi nhớ mãi cái ấn tượng khi ngồi cạnh nồi riêu cua nghi ngút khói mà chỉ cần bà chủ quán ghé tay mở chiếc vung nồi là sẽ thấy ngay hương thơm quyến rũ và màu gạch cua vàng óng ánh. Bánh đa chần qua nước sôi rồi chan nước riêu cua lên, cho thêm ít rau và hành phi thế là đã muốn húp sột soạt, mặt đỏ bừng và mồ hôi rịn ra trên trán. Nhâm nhi hơn có thể mua một bát ốc vặn, bỏ vào túi xủng xoẻng, vừa đi vừa lấy đồng 5 xu cho vào thân con ốc, xoay một vòng rồi chúm môi mút một cái, thế là cái ruột con ốc đã chui tọt vào trong cổ, mát, ngọt, thơm và khoan khoái vô cùng. Những món quà chợ quê giản dị như thế nhưng hương vị của nó chính là hương vị của tuổi thơ, của đồng bãi quê nhà. Bàn tay tôi đến giờ vẫn như còn dọc ngang vết cua cắp, vết ngạnh cá trê đâm, vết gai chà xước... xoè tay ra vẫn còn như thấy tiếng cá quấy mơ hồ động cả chiêm bao. Từ cua cáy, cá tôm trên dòng sông quê nghèo đến với chợ đã trở thành nồi cơm độn sắn của cả nhà, thành thếp giấy, thành lọ mực tím mồng tơi cho những ngày cắp sách đến trường làng, cho hồn tôi thăng hoa cùng bè bạn. Tôi mãi ngụp lặn giữa đôi bờ sông quê thương nhớ, tắm bờ này và sưởi nắng bờ kia "nơi bền lâu là nơi lắng sâu" (An Thuyên) phải chăng là như thế.

Chợ làng Nghè còn gắn liền với những cái tên nôm na của mỗi người dân quê như là ký ức chẳng thể mờ phai: Bánh đa bà Sảng, bánh đúc bà Chạn, bánh lá ông Liễu, bánh xèo bà Lịch... rồi cửa hàng tạp hoá của bà Nha, hàng bánh dầy giò chả của bà Khoán, quầy thuốc bắc của cụ Ðồ Dỡn, cụ Ðồ Vơn, cụ Lang San, Lang Khoản... Dù bán mặt hàng gì thì tất cả đều với mục đích phục vụ nhà nông. Bởi thế nên ai cũng tận tình chu đáo với khách hàng. Người dân quê tôi là thế, chẳng tranh chấp thiệt hơn, chẳng lời lãi giành giật, cái cốt là tình làng nghĩa xóm sau trước đậm đà. Tôi nhớ có những lần mua sắm ở Hà Nội. Ðôi khi mất tiền mua mà vẫn cảm thấy bực mình vì thái độ chỏng lỏn và thiếu văn hoá của người bán hàng. Biết đâu chính những người ấy mở miệng ra là miệt thị dân quê. Họ có biết đâu rằng chính cái chất quê mùa trong giao tiếp làng xã ấy lại là một nét đẹp của văn hoá truyền thống dân tộc mà chính họ cần phải đến với chợ làng, đến với những người dân quê mà tìm tòi học hỏi.

Trong thời mở cửa, chợ làng tôi cũng phong phú và sầm uất hơn xưa, nhưng nét mộc mạc, bình dị thắm đượm nghĩa xóm, tình làng vẫn không hề phai nhạt. Vẫn sân đình, góc chợ thuở nào, vẫn hai gian mái ngói rêu phong giữa chợ và vẫn tíu tít bán mua, xôn xao ân cần thăm hỏi. Chợ làng quê tôi chính là tâm điểm cho nỗi nhớ của người xa quê, là ký ức trong vắt, ngọt ngào.
Nguồn: ecadao.com
 
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz