Hôm nay là Thứ 4, 24/04/2024, 12:30 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 4, ngày 24/04/2024, lúc 12:30 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Điều » Văn Hóa Việt Nam

LÀNG NGHỀ MỘC KIM BỒNG, GIÁ TRỊ VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT DÂN GIAN

Nguyễn Phước Tương

 

LÀNG NGHỀ MỘC KIM BỒNG, GIÁ TRỊ VĂN HOÁ & NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 

    

 

    Làng Kim Bồng ngày xưa là châu Kim Bồng thuộc tổng Mỹ Khê, huyện Duy Xuyên, nay là xã Cẩm Kim thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là một làng được hình thành khá sớm ở đô thị thương cảng Hội An trong thế kỷ XVI dưới thời Chúa Nguyễn.

    Chính sách cởi mở và thân dân của Chúa Nguyễn là động lực lôi kéo các cư dân ở Đàng Ngoài, nhất là Thanh Hoá, quê hương của Chúa Nguyễn, rời bỏ Chúa Trịnh và Đàng Ngoài di dân lập nghiệp ở Đàng Trong, nhất là tại cảng thị Hội An và dinh trấn Thanh Chiêm của Quảng Nam dinh.

    Qua các thư tịch cổ còn lưu lại của các tộc họ Nguyễn, Phan, Huỳnh, Trương ở xã Cẩm Kim thì vị thuỷ tổ nghề mộc làng Kim Bồng là người gốc ở Thanh Hoá đã di dân lập nghiệp tại đây vào thế kỷ XVI. Nhận thấy vùng đất Kim Bồng có ba mặt giáp sông, nằm bên bờ một con sông lớn là sông Thu Bồn, sát bên cạnh đô thị thương cảng quốc tế Hội An, rất thuận tiện cho sự phát triển nghề mộc xây dựng cũng như nghề mộc gia dụng mà các tiền hiền của làng Kim Bồng đã chọn nơi đây làm nơi định cư lâu dài để xây dựng làng nghề mộc truyền thống.

    Trong thực tế, trải qua nhiều thế kỷ, làng nghề mộc Kim Bồng đã có những đóng góp hết sức quan trọng để tạo ra vẻ đẹp kiến trúc cổ kính của Đô thị Hội An và một phần của Cố đô Huế, nay đều là những Di sản Thế giới nổi tiếng của Việt Nam.

    Nghề mộc Kim Bồng đã nổi tiếng từ lâu vì vậy trong ca dao dân gian xứ Quảng đã ra đời những dòng sau:

Phú Bông dệt lụa dệt sa,

Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.

    Nghề mộc xây dựng cũng như nghề mộc gia dụng Kim Bồng không chỉ giới hạn trong làng hay trên cảng thị Hội An mà phạm vi hoạt động của nó rất rộng, bao trùm cả tỉnh Quảng Nam và có mặt tại kinh đô Huế. Vì vậy mà trong dân gian xứ Quảng đã có những câu ca dao nói lên hoạt động của thợ mộc Kim Bồng.

Anh đi làm thợ nơi nao

Để em gánh đục gánh bào đi đưa.

Trời nắng cho chí trời mưa

Để em gánh đục gánh cưa đi cùng.

    Tổ chức nghề mộc xây dựng hay nghề mộc gia dụng Kim Bồng thường dưới quy mô của những trại gỗ lớn, lực lượng lao động là thành viên trong gia đình hay liên kết với những thợ mộc làm công. Chủ trại thường là thợ cả, quản lý mọi lĩnh vực tài chính, ký hợp đồng, trả lương cho thợ. Trong trại sản xuất chủ trại và các thợ cả là những nghệ nhân cùng các thợ phụ phối hợp với nhau để chế tác sản phẩm. Các nghệ nhân tay nghề cao, giàu kinh nghiệm là những người có khả năng thiết kế các sản phẩm, thực hiện thành thạo các công đoạn chế tác tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã tinh xảo.

    Trong xây dựng nhà ở, nhà thờ tộc, chùa chiềng, miếu mạo, hội quán là những bất động sản, những di tích lịch sử đòi hỏi các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng phải nắm bắt và thể hiện được ý tưởng của gia chủ về vị trí, phương hướng, kiểu dáng kiến trúc ngoại thất và trang trí nội thất của các công trình xây dựng đó.

    Trong quá trình hành nghề các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã tích luỹ được cho mình nhiều kinh nghiệm để tạo ra được các sản phẩm gỗ (như vì kèo, đòn tay, tai cột, mắt cửa v.v...) nhanh, chắc, bền đẹp: chẳng hạn như khi cưa rọc gỗ, nghệ nhân phải dùng nước thấm vào lưỡi cưa, khi cưa phải chọn thế đứng hay cách ngồi cho vững, giữ lưỡi cưa được thẳng, để tay đưa cưa đi được đều để đường cưa đi nhanh và nhẹ. Để ván sau khi cưa không bị vênh, nghệ nhân phải đóng cọc để phơi đứng tấm ván theo chiều dọc v.v...

    Đặc biệt trong các công trình kiến trúc cổ ở Đô thị cổ Hội An, Di sản Thế giới, các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã sử dụng nhiều loại vì kèo khác nhau như vì kẻ chuyền  vì vỏ cua đặc trưng cho phong cách kiến trúc cổ Việt Nam kết hợp với các loại vì chồng rường, đặt trưng cho phong cách kiến trúc Hoa Bắc  vì kèo chồng, đặc trưng cho phong cách kiến trúc Hoa Nam của miền nam Trung Hoa.

    Một điều hết sức thú vị đáng lưu ý là mặc dù các loại hình vì kèo có nguồn gốc Trung Hoa đã có mặt trên cùng một cấu kiện kiến trúc Việt Nam nhưng không đối chọi nhau, mâu thuẫn nhau mà lại xoắn quyện và hoà hợp với nhau thành một thể thống nhất, tạo ra nét đặc trưng của một phong cách riêng biệt: Phong cách Hội An. Đó là sự thành công rực rỡ của các nghệ nhân làng mộc tài hoa Kim Bồng trong những thế kỷ trước đây.

    Trong trang trí kiến trúc ngoại thất và nội thất ở tất cả các di tích lịch sử ở Đô Thị cổ Hội An, các đề tài điêu khắc thường lấy từ thiên nhiên, tín ngưỡng và sinh hoạt đời thường với những văn hoa, hoạ tiết, mô típ như hoa lá, chim muông, mây cuộn, mặt trời âm dương, đôi trâm vắt chéo, chữ thọ, quạt xoè, sinh hoạt vua quan, bát bửu, tứ quý, tam đa, ngũ phúc, thập bát tiên, lưỡng long tranh châu, lưỡng lân hí cầu v.v.. được chạm khắc trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ, nhất là trên các vì kèo, khung cửa, bẩy hiên, tai cột, mắt cửa v.v... bằng các thủ pháp chạm nổi, chạm chìm, chạm thủng, chạm lộng, chạm kênh bong truyền thống.

    Những chạm trỗ trên gỗ đó làm cho các kết cấu kiến trúc được cách điệu, làm cho chúng không còn là các bộ phận chịu lực nữa mà chỉ là những chi tiết  trang trí kiến trúc nội thất nhẹ nhõm đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên, người ta hiểu rằng các hình mặt trời, chiếc quạt xoè rộng... là những trang trí có vai trò quan trọng trong nghệ thuật Nhật Bản, cũng như hình chữ thọ, bát bửu, quả đào, con dơi, con cua, tôm càng, quả lựu v.v... được tiếp nhận từ nghệ thuật Trung Hoa và những đề tài chạm khắc thuần Việt thường thấy là hoa lá, chim muông, giao long, cá chép, đôi trâm vắt chéo với giải lụa, hoa sen, bát quái, tứ dân, tứ quý v.v... Nhưng thật khó mà phân biệt rõ ràng những mô típ trang trí thuần Việt với các mô típ trang trí du nhập từ Trung Hoa hay vay mượn của Nhật Bản, điều đó làm cho các công trình điêu khắc trên các di tích lịch sử nổi tiếng của Đô thị cổ Hội An thêm đa dạng và phong phú.

    Mặc khác, cần hiểu rằng các hình chạm khắc đó đều chứa đựng những nội dung tư tưởng cụ thể khác nhau: Hình dơi riêng lẻ hay thành nhóm ba bốn con có ý nghĩa chúc phúc, hình giao long gợi lên sự hoá rồng và quyền lực, hình chim phượng biểu hiện sự vận hành của vũ trụ, hình giao long đùa với cá chép tiêu biểu cho sự dư thừa, sự sắp thành đạt, hình cá chép hoá long có ý nghĩa nguồn nước và sự dẫn đường cho các thương thuyền vượt biển, hình mặt trời âm dương biểu hiện nguồn gốc và sức mạnh của vũ trụ, hình chữ thọ cầu nguyện cho sự trường tồn, hình đôi trâm vắt chéo với giải lụa nói lên sự cầu mong cho mọi sự như ý, hình các con dơi bao quanh chữ thọ chứa đựng lời chúc bốn phương đều hạnh phúc v.v...

    Trình duyệt của bạn có thể không hỗ trợ hiển thị hình này.Cái đẹp của các công trình điêu khắc đó không chỉ được biểu hiện trong các hình thức thể hiện sắc sảo mà còn cả trong sự hàm chứa các nội dung triết lý nhân sinh sâu sắc.

    Các bức tượng lớn nhỏ của các vị Phật, vị Thần trong các công trình tín ngưỡng, dù đứng riêng lẻ hay trong một hợp thể, đều là những công trình nghệ thuật tạc tượng độc đáo gây được những ấn tượng thẩm mỹ mạnh mẽ.

    Nói tóm lại, các công trình điêu khắc trên gỗ đó ở Đô thị cổ Hội An là của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã sống trong các thế kỷ trước đây. Với khối óc thông minh sáng tạo, những bàn tay khéo léo, tài hoa, bản tính cần cù, nhẫn nại, những nghệ nhân chạm khắc bậc thầy đó đã để lại đến ngày nay cho chúng ta những tác phẩm tuyệt mỹ, được tạo ra từ sự giao thoa của nhiều dòng văn hoá, từ sự hoà điệu của nhiều phong cách nghệ thuật.

    Lưỡi đục của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã chạy trên gỗ ở tất cả những chỗ cần chạm trổ và có thể chạm trổ được với kỹ xảo chạm khắc truyền thống về chạm chìm, chạm nổi, chạm thủng, chạm lộng, chạm kênh bong nhiều tầng nhiều lớp, đã khắc hoạ nên những hình khối nhuần nhuyễn, những đường cong nét lượn, thanh thoát, những hoa văn, hoa tiết sinh động, hết sức hấp dẫn, vô cùng độc đáo, giàu tính truyền thống, không lặp lại ở nơi đâu và không tìm thấy ở nơi khác. Vì vậy mà các tác phẩm điêu khắc trang trí nội thất và ngoại thất tuyệt vời của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng sống mãi với thời gian...

    Nói tóm lại, Đô thị cổ Hội An, Di sản Thế giới, mang trong lòng mình qua nửa thiên niên kỷ một kết cấu kiến trúc, trang trí kiến trúc nội thất và ngoại thất với vẻ đẹp cổ xưa trong mọi di tích lịch sử mà chúng thể hiện một sự giao thoa, hoà điệu của nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, từ đó tạo ra phong cách Hội An nhờ nhiều thế hệ nghệ nhân của làng mộc Kim Bồng. Đó là sự tổng hoà của quá trình hội nhập, thẩm thấu, dung nạp một cách chọn lọc các yếu tố văn hoá ngoại lai, một sự giao lưu và hỗn dung giữa nền văn hoá dân tộc với các nền văn hoá của thế giới ở khu vực Đông Nam Á và Viễn Đông. Như vậy có nghĩa là vẻ đẹp độc đáo của các di tích kiến trúc cổ của Đô thị cổ Hội An đã hội tụ, tổng hoà được các yếu tố của nền nghệ thuật truyền thống được làm phong phú thêm nhờ những yếu tố nghệ thuật nước ngoài, đa dạng về chủng loại, phong phú về đồ án, điêu luyện về đường nét. Tuy nhiên trong quá trình du nhập, vay mượn và dung nạp các yếu tố văn hoá bên ngoài đó, phong cách Hội An vẫn không bao giờ để cho các yếu tố ngoại lai lấn át các yếu tố bản địa và đã bảo tồn được vững chắc các nền tảng truyền thống độc đáo và các yếu tố bản sắc đặc thù của dân tộc mình và vì vậy mà tạo nên được sự hài hoà và thống nhất giữa cái riêng biệt trong cái tổng thể, giữa cái ngoại lai trong cái nội tại.

    Một đặc điểm cần lưu ý rằng trên lãnh thổ Việt Nam, khi các công trình kiến trúc, điêu khắc và tạc tượng của miền Bắc - Đàng Ngoài đậm đà sắc thái của nền nghệ thuật thời Lý - Trần thì ở Đô thị cổ Hội An - Đàng trong, các di tích lịch sử và nghệ thuật lại thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật thời Nguyên, thanh thoát, bay bổng, tạo nên sự hài hoà giữa kiến trúc xây dựng và trang trí nội thất trong một không gian nghệ thuật.

    Dưới thời Nhà Nguyễn nhiều nghệ nhân làng mộc Kim Bồng đã được Triều đình điều động ra Kinh đô Huế thi công nhiều công trình kiến trúc lớn mang tầm cỡ quốc gia, tham gia xây dựng Kinh thành, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định... Nhiều nghệ nhân được sung vào Tượng Cục và ban các hàm Bát Phẩm, Cửu Phẩm...

    Ngày nay, làng nghề mộc Kim Bồng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà ở dân dụng và tích cực góp phần vào việc trùng tu các di tích lịch sử của Di sản thế giới Hội An. 

 

Chủ đề: Văn Hóa Việt Nam | Đăng bởi: Admin_tranducchinh (26/04/2012)
Lượt xem: 594 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số bình luận: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz