Hôm nay là Thứ 7, 20/04/2024, 8:24 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 7, ngày 20/04/2024, lúc 8:24 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Điều » Văn Hóa Việt Nam

CON TRÂU TRONG TÍN NGƯỠNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Ngô Văn Ban

 

CON TRÂU TRONG TÍN NGƯỠNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 

                                                                                     

Các tộc người ở Việt Nam nuôi con trâu không chỉ dùng vào việc cày bừa, kéo xe, kéo gỗ, dùng làm thực phẩm mà còn dùng vào việc tế lễ thể hiện sự tín ngưỡng của mình.

Trâu được con người làm lễ vật hiến tế, như trong lễ Thái lao  , một lễ tế của bậc thiên tử, vật lễ gồm có trâu, dê, heo. Người xưa gọi là tam sanh  ,là ba con vật hy sinh để tế quỷ thần. Sau này, người ta thay thế trâu bằng bò. Trong mâm cỗ cúng thịt trâu, thịt để sống hay chín.

Trâu còn là vật hiến sinh trong lễ nghi nông nghiệp thông qua tục chọi trâu. Tục chọi trâu là tập tục tế thần linh, thông qua một trò giải trí ở một số nơi như Phú Thọ, Đồ Sơn (Hải Phòng), Phong Lệ (Đà Nẵng)...Tập tục này, tại Đồ Sơn, huyện Nghi Dương thành phố Hải Phòng. Trong Đại Nam nhất thống chí – Tỉnh Hải Dương có ghi : « ...ở chân núi xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương có đền Thủy thần. Tương truyền có người bản thổ đêm đi qua dưới đền, thấy hai con trâu chọi nhau, nên hằng năm đến ngày 10 tháng 8 có tục chọi trâu để tế thần ». Tục chọi trâu ở Đồ Sơn có lịch sử lâu đời, thu hút được người dự nên trong dân có câu ca : Dù ai buôn bán đâu đâu/Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Đến ngày tháng tám thì về chọi trâu. Người mua trâu chọi được dân làng cử đi là người thành thạo, giàu kinh nghiệm về xem tướng trâu, chọn mua cho được con trâu có nhiều tướng quý. Mua trâu quý về, phải chọn người nuôi trâu và luyện cho trâu chọi. Trâu được nuôi ở chuồng riêng, không tiếp xúc với đồng loại có ý phục hồi tính hoang dã. Có tục lệ nghiêm ngặt là người phụ nữ không được tham gia nuôi trâu, tớ gần trâu. Trâu chọi có chế độ ăn uống riêng, được tẩm bổ kỹ. Trâu được luyện tập cho quen với tiếng trống, hò la của đám đông và cho chọi thử trâu ở từng giáp. Trâu phải qua vòng tuyển chọn từ các giáp. Những con trâu bị loại, giữ lại đó để làm thịt tế thần và dân giáp đó hưởng. Lễ hội chọi trâu bằng một tế lễ tại đình rồi rước trâu ra sới chọi. Trâu chọi được tắm rửa sạch sẽ, lưng phủ vải đỏ, sừng thắt những dải lụa hồng. Con trâu thắng trận trong hội chọi trâu được dân làng đem cờ lọng rước về sân đình làng, dân làng được thưởng, còn trâu được làm thịt tế thần và sau đó bán cho người dân mua về ăn lấy hên, lấy phúc.

Thời vua chúa, lễ tế Thần Nông vua hay quan đầu tỉnh đến đàn Tiên Nông tế thần rồi tự ra cày tượng trưng ba đường, các quan khác cày năm đường trên một đám ruộng gọi là lễ Tịch điền   diễn ra vào mùa xuân, nhằm khuyến khích dân chăm lo nghề nông, sản xuất nhiều lương thực, trăm họ no đủ. Lúa gặt ở ruộng Tịch điền dành để tế Thiên địa, thần Sơn Xuyên và thần Xã Tắc. Lễ tịch điền ở nước ta có từ thời Tiền Lê (890 – 1009) do vua Lê Hoàn đích thân cày ruộng. Con trâu vua hay quan dùng để cày phải là trâu đực, nuôi theo chế độ riêng, trước khi đưa đến ruộng cày phải tắm rửa sạch sẽ, lưng phủ lụa vàng.

Có nơi, người dân còn lập miếu thờ trâu cũng như họ lập miếu thờ cọp Chúa sơn lâm vậy. Ở làng Tây Hồ, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ có một ngôi đền mang tên là đền Kim Ngưu  , đền thờ Trâu vàng, gắn bó với một huyền thoại giải thích nguồn gốc của Tây Hồ. SáchLĩnh Nam chích quái   có hai lần nói về lai lịch con Trâu Vàng này. Lần đầu, trong Truyện Hồ Tinh, sau khi kể việc Lạc Long Quân diệt cáo chín đuôi, truyện có câu kết : Sau lập miếu Kim Ngưu để trấn áp yêu quái. Lần thứ hai, trong Truyện con trâu vàng huyện Tiên Du có chép : Ở núi Tiên Du (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) có con tinh Trâu Vàng, nửa đêm thường tỏa ra ánh sáng. Có nhà sư lấy tích trượng yểm lên trán trâu, trâu vàng bỏ chạy húc vào đất làm sụp thành cái hồ. Nơi này, sau gọi là thôn Húc. Trâu chạy đến địa phận Văn Giang (nay thuộc tỉnh Hải Hưng), vì vậy ở đây có cái vũng lớn gọi tên là vũng Trâu Đằm. Trâu chạy qua các xã Như Phượng, Như Loan, Đại Lạn, Đa Ngưu (các xã trong tinht Hải Dương). Các xã này sở dĩ có tên như vậy là vì có vết chân trâu đi tới. Trâu từ trong bến ra sông Cái (Sông Hồng) , đến Nình Giang (nay thuộc tỉnh Hải Dương), đi men theo phủ Lý Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam), theo ven sông Cái tới sông Tô Lịch, chỗ ấy chính là Tây Hồ. Thưở ấy, Cao Biến hay cưởi diều bay trên không để yểm các thắng cảnh. Biến thấy trâu đi vào Dâm Đàm, nay là Tây Hồ, rồi thoát không thấy trâu đâu nữa » Truyền thuyết dân gian coi trâu là con vật thiêng, có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ Trâu Vàng phù hợp với nguyện vọng dân gian, cầu mong được yên lành trong cuộc sống. Đền thờ Trâu Vàng bên bờ Hồ Tây là một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó.

Ngày Tết, người nông dân không quên lễ Tết Trâu, cho trâu ăn cỏ thật ngon, được tắm rửa sạch sẽ, chuồng trâu cũng được quét dọn, gia chủ bày lễ cúng Thần Chuồng, một lá bùa trừ tà được dán lên trán trâu, cầu sang năm mới trâu được bình an, ăn no cày khỏe.

Người Thái ở Tây Bắc cúng lễ hàng năm không quên lễ cúng tạ ơn con trâu. Mâm cổ cúng có gà luộc, xôi, rượu, trầu cau và một bó cỏ non. Thịt gà chặt ra cùng xôi, gói trong bó cỏ non, đặt lên một cái mâm, vẫy mấy giọt rượu vào đó. Thầy cúng làm lễ tạ ơn, tiến hành từng con trâu. Bắt đầu là con trâu đầu đàn, rồi con nhiều tuổi, ít tuổi, lễ sau. Tạ ơn con nào thì bê mâm cổ đặt trước mặt con đó. Thầy cúng ê a đọc : Ơ này trâu ơi !/Mưa rơi trâu kéo cày/Trời sấm trâu kéo ruộng/ Đéo ách khắp thửa trên/ Kéo bừa khắp thửa dưới/ Thương trâu hồn to vía lớn/ Có gà lớn bằng con công/ Gà to bằng con ngỗng/ Sắp mâm cổ mời trâu ăn/Có chai rượu thơm/ Rót ra mời trâu uống...Và bài cúng kết thúc : Gom của về với chủ/ Tận già trâu đừng chết/ Trâu sinh sôi đầy đàn/ Trâu sinh nở đầy gầm nhà... Sau bài cúng là gia chủ tận tay đút cho trâu ăn bó cỏ có thịt xôi, rồi thả trâu ra rừng. Mấy ngày sau lễ tạ ơn, trâu được nghỉ làm nặng, không bị mắng bị đánh. Như thế để thấy người Thái biết ơn con trâu như thế nào, một con vật giúp mình làm ra lương thực nuôi sống con người.

Ngày hội của một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên có lễ hội đâmtrâu, người Ba Na gọi là x’trăng, người Co gọi là xakpiêu, người Gia Rai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu, người Xơ đăng gọi là tinh ka kpô... Mục  đích của lễ hội là để cúng giàng, tế thần linh, mừng vụ mùa bội thu, mừng chiến thắng, mừng khánh thành nhà rông, để cầu an, để xóa những điềm xấu cho buôn làng... đã phản ánh đậm nét thời con người cổ sơ còn săn bắt, hái lượm để sinh sống và cũng nói lên được tinh thần thượng võ, đoàn kết của dân tộc sống trên núi rừng. Lễ đâm trâu cũng là lễ cầu mong của người dân tộc được sống ấm no, được mùa, an lành như đã được phản ánh qua những bài hát trong ngày hội lễ :...Tiết trâu đã xoa lên đầu/ Cầu cho dân làng sống lâu mạnh khỏe/ Hồn trâu đã ghé khắp nơi/ Cầu cho đầy chòi lúa ngô... (dân tộc Xơ đăng) ; ...Cầu xin Thần Trời, Thần Nước, Thần Núi, Thần Sông hãy lên đây chứng kiến ngày hội đâm trâu này, cầu xin các thần hãy phù hộ cho dân làng trồng được nhiều lúa, nuôi được nhiều trâu bò. Xin các thần xuống buôn làng ăn thịt trâu và uống rượu cần ngọt... (dân tộc Gia Rai) ; ...Thôi ta từ giã trâu từ đây/ Trâu hãy ăn nắm cỏ lần cuối/ Đừng trách ta nữa nghje trâu/ Đừng giận ta nữa nghe trâu/ Mai trâu về xứ Phan giữ lúa/ Cho bọn làng ta êm ấm nghe trâu/ Cho bọn làng ta được mùa lúa trâu ơi !...(dân tộc M’nông Bu Nơr) ...  

Người Kinh nuôi trâu bò làm sức kéo, lấy thịt thì các dân tộc Tây Nguyên ngày trước nuôi trâu chủ yếu là để tế thần và được coi trọng như tài sản quý giá bên cạnh cồng, chiêng, ché. Không phải con trâu nào cũng trở thành vật tế thần, vật hiến tế trong lễ đâm trâu. Trâu được hiến tế phải là con trâu có sức vóc khỏe, vừa độ tuổi, sừng cân đối, không tì vết, có một số xoáy mang đặc điểm trên lưng và phải được nuôi dưỡng riêng từ các năm trước. Tùy theo mục đích, hoàn cảnh, sắc tộc mà lễ hội đâm trâu được tổ chức trong những thời điểm, thời gian lễ hội, không gian tổ chức lễ hội khác nhau. Bên cạnh lễ là hội. . Cả làng nhảy múa, ca hát, đánh cồng chiêng, uống rượu cần... Con trâu bị giết được đem xẻ thitjchia cho các nhà trong buôn cùng liên hoan, ăn mừng. Còn máu trâu được hứng trong chiếc nồi đồng pha với rượu, cúng thần rồi mới uống.

Dân tộc Chăm cũng có tục đâm trâu. Tại núi Đá Trắng, một quả đồi cao chừng 50 mét, ở làng Như Bình, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, còn gọi là núi Thần Vua, Thần Chằn, gắn liền với một huyền thoại về nguồn gốc của tục tế trâu trắng. Xưa, có vị vua Chăm lên trị vì, gặp nạn chằn tinh phá hại cuộc sống nhân dân. Mỗi năm, vua phải nạp cống một đồng nam để cầu sự an lành. Sau bảy năm cống nạp, nhận thất tổn hại nhiều nhân mạng, vua cầu xin Thượng đế diệt chằn tinh, vì chằn tinh không chịu thay đồng nam bằng con trâu trắng. Một cuộc giao chiến xảy ra giữa binh tướng nhà vua với chằn tinh. Cuối cùng chằn tinh bị thua, vua bắt nó bái tạ Thượng đế . Sau khi chằn tinh chết, vua cho xây mộ, xương chằn tinh hóathành núi Đá Trắng hiện nay. Sau này, cứ 7 năm một lần, vào tháng 7 lịch Chăm, hai làng Hữu Đức người Chăm và Mông Nhuận người Việt lại cúng trâu trắng cho chằn tinh, để nó không quấy nhiễu phá hại mùa màng và phù hộ cho mùa màng tốt tươi.

Lễ chém trâu tế thần của người Chăm ở Lạc Tánh để dang cúng cho Pô Rum Păn và các vị thần linh khác, được tổ chức hằng năm vào tháng tư lịch Chăm, không như người Chăm Ninh Phước 7 năm cúng một lần. Sau một năm, dù làm ăn bội thu hay thất thu, người Chăm Lạc Tánh cũng phải hiến tế cho Pô Rum Păn một con trâu để tạ lễ.

Các dân tộc, ngoài tục đâm trâu còn làm thịt trâu trong những ngày lễ hội, cúng tế khác. Người Thái ở huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình có tục mở hội Xên bản, xên mường có liên quan đến cuộc sống nông nghiệp. Năm nào, dân bản nghe tiếng sấm đầu năm rền ở phía thượng nguồn sông Đà thì năm đó người dân tin sẽ có mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người khỏe mạnh...Họ tổ chức ngày hội thật lớn, có đám rước đến đình, dắt theo con trâu mộng to béo, da đen bóng, đôi sừng bọc giấy màu, giữa trán và hai bên mông có dán hình hoa ban trắng to như miệng bát. Sau lễ cầu thần là việc mổ thịt trâu, chế biến các món để dâng cúng thần.

Các dân tộc Tây Nguyên còn có lễ Bỏ Mả. Đây là lễ cuối cùng tiễn đưa người chết về hẳn thế giới khác. Sau lễ, mọi ràng buộc, liên hệ giữa người sống và người chết coi như chấm dứt. Trong lễ có cúng thịt trâu. Thịt trâu được đem thui, nướng, lòng trâu đem luộc...

Dân tộc Kinh cũng có những lễ hội gắn liền với con trâu. Dù « con trâu là đầu cơ nghiệp » nhưng đám làng có mổ trâu là đám lớn. Ở xã Chi Tiên (Thanh Hóa) có tục « cướp búa đánh đầu trâu ». Xã Lương Lỗ (Thanh Hóa) cũng có lễ « cướp rìu mổ trâu »...

 Con trâu còn là con vật để con người có cầu xin điều gì đó với thánh thần sẽ đem cúng tế khi điều cầu xin được toại nguyện, nhưng cũng có người khấn Bà một trâu được việc rồi thìcó trâu đâu cho Bà ? Nhưng trâu đem nộp phạt cho làng thời xưa khi người dân vi phạm hương ước của làng, gọi vạ trâu thì không tránh vào đâu được :

Phềnh phềnh lớn giữa lớn ra

Mẹ ơi, con chẳng ở nhà được đâu

Ở nhà, làng bắt một trâu

Cho nên con phải đâm đầu ra đi.

          Trong phong tục tập quán cưới ngày xưa của dân tộc Kinh, lấy được nàng dâu, mất ba trâu tám lợn hay cưới em ba vạn trâu bò... là một gánh nặng cho nhà đàng trai :

Anh về bán ruộng cây da

Bán cặp trâu già chẳng cưới được em.

          Tổ chức đám cưới cũng là một gánh nặng, Thanh Hóa thì phải trầu cay, còn Nghệ An thì phải thui trâu mổ bò. Nhưng có cô gái không nghĩ gì đến chuyện thách cưới, chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu, tham vì anh tú rậm râu mà hiền.

Thời xưa, cánh đàn ông còn quan niệm lấy vợ bé cũng như nhà giàu tậu nghé hoa. Nghé hoa là trâu con, trâu đẹp, kiểu như « vợ nhí » bây giờ và hình ảnh anh « tậu nghé » sau đây có phải là một gia đình hạnh phúc ?:

Trâu anh anh cởi con giòng

Có thêm con nghé lòng thòng theo sau...

          Và đó cũng là cái cảnh ba vợ bảy nàng hầu, đêm nằm chuồng trâu, gối đầu bằng chổi, thật là khốn khổ.

          Con trâu, một con vật có mặt trong tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, với những lễ nghi hội hè đã góp phần phong phú thêm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc. 

Chủ đề: Văn Hóa Việt Nam | Đăng bởi: Admin_tranducchinh (26/04/2012)
Lượt xem: 561 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số bình luận: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz