Hôm nay là Thứ 5, 25/04/2024, 11:49 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 5, ngày 25/04/2024, lúc 11:49 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Điều » Lý Luận Văn Hóa Học

TIẾP CẬN VĂN HÓA VỚI TÍNH CÁCH LÀ MỘT QUYỀN CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI

  
       Văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập bản sắc của một dân tộc. Theo đó, một dân tộc sẽ không tồn tại nếu cái bản sắc - nền văn hóa - của nó bị mai một, bị xâm lăng và đồng hóa. Cũng giống như sự sống còn của thiên nhiên, sự đa dạng văn hóa quyết định đến sự sống còn của loài người nói chung. Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa là tôn trọng và bảo vệ chính con người và xã hội loài người.


1. Văn hóa và quyền tiếp cận văn hóa

Văn hóa là một phạm trù rộng lớn, là một trong những lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội của con người. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử của xã hội loài người, là một hệ thống các giá trị phản ánh bước tiến, mức độ và trình độ nhân tính hóa và ý thức về tự do, sự sáng tạo và hoàn thiện nhân cách của con người. Hồ Chí Minh đã quan niệm: "Văn hóa là sự tổng hợp một phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"1.

Cũng với cách hiểu và quan niệm trên, văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập bản sắc của một dân tộc. Theo đó, một dân tộc sẽ không tồn tại nếu cái bản sắc - nền văn hóa - của nó bị mai một, bị xâm lăng và đồng hóa. Cũng giống như sự sống còn của thiên nhiên, sự đa dạng văn hóa quyết định đến sự sống còn của loài người nói chung. Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa là tôn trọng và bảo vệ chính con người và xã hội loài người.

Với tính cách là một bộ phận hợp nhất của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do chính con người sáng tạo ra, văn hóa hiện hữu sinh động và phổ biến trong các quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với xã hội. Văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác lập đời sống tinh cho mỗi cá nhân và toàn xã hội; nó là cái làm cho con người trở nên ngày càng có nhân tính, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau chặt chẽ hơn trong quá trình sản xuất và đời sống xã hội.

Văn hóa là một trong bốn thành tố hay trụ cột của sự phát triển bền vững (kinh tế-văn hóa - xã hội - môi trường). Phát triển, suy đến cùng chính là nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của các cá nhân, nhờ đó giải phóng triệt để sức sản xuất của xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo và hiện thực hóa các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người. ngày nay trong các quyền con người, quyền tiếp cận văn hóa là một trong những quyền ngày càng được coi trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân của mỗi người, cũng như trong việc xác lập và sáng tạo giá trị văn hóa của cộng đồng người, của từng dân tộc và quốc gia dân tộc.

Kinh tế thị trường luôn có xu hướng đặt lợi nhuận và lợi ích kinh tế lên hàng đầu, và quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã và đang đặt ra những thách thức đối với việc đảm bảo quyền tiếp cận văn hóa của những cộng đồng người nhất định và các quốc gia đang phát triển. Vấn đề bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi những chính sách bảo hộ ngặt nghèo một mặt là cơ sở để bảo vệ lợi ích kinh tế và thúc đảy quá trình sáng tạo và sản xuất, nhưng mặt khác nó có những tác động tiêu cực đến mức độ thụ hưởng giá trị văn hóa và thành tựu khoa học - kỹ thuật thế giới của những quốc gia đang phát triển cũng như những nhóm người có thu nhập thấp, người nghèo và những nhóm dễ bị tổn thương khác. Là một quốc gia thành viên của WTO, Việt Nam cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và quy định của tổ chức này và của pháp luật quốc tế nói chung, trong đó chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ của TRIPS (Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại). Quyền tiếp cận văn hóa chỉ ra nghĩa vụ của Nhà nước phải đảm bảo quyền này cho mọi cá nhân và các cộng đồng người, đồng thời chỉ ra khả năng có thể tiếp cận được các giá trị và đời sống văn hóa trong điều kiện có thể chi trả được hoàn toàn miễn phí. Đáng tiếc, trong thực tế các sản phẩm văn hóa nói riêng và mọi hoạt động của đời sống văn hóa nói chung không dễ dàng đến được với tất cả mọi người vì những rào cản về thể chế (như khung khổ pháp luật, chính sách) cũng như khả năng thực thi trên thực tế (như điều kiện vật chất cần thiết, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và thực thi…).

Quyền tiếp cận văn hóa đặc biệt quan trọng đối với những nhóm người dễ bị tổn thương (người nghèo, người thu nhập thấp, nông dân, cộng đồng dân tộc thiểu số…) và những cộng đồng, quốc gia đang phát triển - khu vực mà quá trình toàn cầu hóa văn hóa và nền kinh tế thị trường đang có nguy cơ làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc cũng như những trở ngại và tác động tiêu cực từ sự hội nhập và phát triển.

Xét về mặt quản lý xã hội, tiếp cận văn hóa hay tiếp cận dựa trên văn hóa là một phương pháp, công cụ trong hoạch định và thực thi chính sách và chương trình ấy văn hóa là trọng tâm của xuất phát điểm và đích hướng đến. Ngày nay, tiếp cận văn hóa là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển và trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa sâu sắc. Tiếp cận văn hóa là một đòi hỏi bức thiết của quá trình phát triển lấy con người làm mục đích; là phương tiện để làm "nhân bản hóa" các quan hệ sản xuất hiện đại. Trong xu thế thịnh hành của nền kinh tế thị trường và sự phát triển nóng và mất cân đối giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường) đang diễn ra mạnh mẽ ở các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam), tiếp cận văn hóa được xem như là một công cụ mạnh mẽ để tạo lập sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với hệ thống an sinh xã hội hiệu quả và bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.

Đối với mỗi cá nhân, quyền tiếp cận văn hóa bao gồm các quyền được tôn trọng, được thụ hưởng và được tham gia vào quá trình sáng tạo ra các giá trị văn hóa; đồng thời, quyền tiếp cận văn hóa là quyền thụ hưởng các giá trị văn hóa. Quyền thụ hưởng, quyền thể hiện và thực hành văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Quyền tiếp cận văn hóa, với tính cách là một quyền cơ bản của con người, chỉ ra những nguyên tắc bất di bất dịch: không phân biệt đối xử; bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giá trị và thực hành đời sống văn hóa; trách nhiệm giải trình của chủ thể nghĩa vụ (nhà nước).

Quyền được thực hành văn hóa, được hưởng thụ và được tham gia vào sáng tạo ra các giá trị văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Cá nhân sẽ không thể tham gia vào quá trình sáng tạo giá trị văn hóa nếu không được tiếp cận, được thực hành và hưởng thụ các giá trị do người khác hay cộng đồng sáng tạo ra.

Bảo đảm quyền tiếp cận văn hóa liên hệ mật thiết với việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản khác, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, quyền được giáo dục và quyền tự do biểu đạt. Trọng tâm của con người nói chung và của quyền tiếp cận văn hóa nói riêng, đó là nguyên tắc bình đẳng. Bình đẳng không chỉ đơn thuần là sự đối xử một cách như nhau, mà điều quan trọng hơn là tôn trọng và thừa nhận sự khác biệt và đa đạng. Thực tiễn cho thấy điều này không dễ dàng trong quá trình phát triển xã hội dựa trên sự thống nhất chung của đa dạng các giá trị và nền văn hóa khác biệt.

2. Luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về quyền tiếp cận văn hóa

Quyền con người nói chung, cũng như quyền tiếp cận văn hóa nói riêng, đã từ rất lâu được nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là từ khi ra đời của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và hàng loạt các công ước quốc tế về quyền con người trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX. Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 đã trịnh trọng tuyên bố "mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng" (Điều 27). Điều 15 (1) của Công ước quốc tế về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa (ICESCR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1996 đã quy định cụ thể về quyền văn hóa, theo đó quyền văn hóa được xem là những quyền của con người trên lĩnh vực văn hóa, bao gồm quyền: a) Được tham gia vào đời sống văn hóa; b) Được hưởng các lợi ích và những ứng dụng của tiến bộ khoa học phục vụ cho lợi ích con người; c) Được bảo hộ các quyền lợi về tinh thần và vật chất phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật nào của mình; d) Quyền tự do không thể bị tước bỏ khỏi hoạt động sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, các nhóm nghiên cứu về người bản địa, các dân tộc thiểu số cũng như các nhóm xã hội khác đã xây dựng những luận cứ khoa học về tình trạng báo động của những nền văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc và cộng đồng người trên thế giới. Đồng thời chỉ rõ cho thấy khả năng tiếp cận quyền về văn hóa của những cộng đồng người này bị hạn chế do những mặt trái của quá trình phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hóa. Các nhóm nghiên cứu của Liên hợp quốc về từng chủ đề cụ thể liên quan đến quyền của người bản địa và văn hóa đã giúp Liên hợp quốc xây dựng và cho ra đời hàng loạt các văn kiện quốc tế, nhằm tạo khung khổ pháp lý cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền tiếp cận văn hóa của mọi cồng đồng. Chẳng hạn, Công ước của UNESCO về di sản văn hóa và thiên nhiên (thông qua năm 1972); Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về bảo vệ những nhóm thiểu số về ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc và dân tộc; Tuyên ngôn của Liên hợp quốc  về quyền của các dân tộc bản địa

Vào cuối thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, những thách thức toàn cầu đối với sự phát triển bền vững toàn cầu đối với sự phát triển bền vững được nhấn mạnh trong các công trình nghiên cứu và diễn đàn chính trị quốc tế. UNESCO đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự đa dạng các nền văn hóa và coi việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền tiếp cận văn hóa là nền tảng của việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi quyền tiếp cận văn hóa là nền tảng của việc tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người.

Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa (2001) và Công ước về bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng các hình thức văn hóa của UNESCO, Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Công ước châu Âu về giá trị của di sản văn hóa đối với xã hội… đều được đề cập đến các quyền về tiếp cận văn hóa; đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải tăng cường công tác giáo dục và phổ biến các giá trị và di sản văn hóa, bảo đảm quyền được tiếp cận các giá trị này của tất cả mọi người.

Việt Nam là một quốc gia tham gia tích cực và thực thi nghiêm chỉnh các công ước quốc tế về quyền con người, bao gồm Công ước quốc tế về quyền kinh tế - xã hội và văn hóa. Các quy định quốc tế về quyền con người đã được nội luật hóa vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được thông qua các chính sách, chương trình quốc gia và bảo đảm trong thực tiễn. Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 quy định, "ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng". Bộ luật Dân sự (1995), Luật Di sản văn hóa (2001), Luật Điện ảnh (2006), Luật Xuất bản (2004), Luật Khoa học và Công nghệ (2000)… đã cụ thể hóa những nguyên tắc hiến định về quyền tiếp cận văn hóa. Nhà nước cũng đã thông qua rất nhiều các chính sách và chương trình quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa.

Là một quốc gia đa dân tộc, nền văn hóa Việt Nam là sự kết tinh và tổng hòa của sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc anh em trải qua hàng ngàn năm hấp thụ và tiếp biến các giá trị văn hóa và sở hữu những di sản văn hóa độc đáo của nhân loại bao gồm những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cùng với đó là hàng loạt các di sản văn hóa quốc gia. Quá trình đổi mới và phát triển trong suốt hơn hai thập kỷ qua đã góp phần to lớn vào việc hiện thực hóa các quyền con người nói chung và quyền tiếp cận văn hóa nói riêng. Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh việc đặt con người là trung tâm của sự phát triển. Bảo đảm quyền con người nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của cá nhân là mục đích tự thân và sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Thành tựu hơn 20 năm đổi mới đã cho thấy những bước tiến vượt bậc về mức độ thụ hưởng các quyền cơ bản của công dân, bao gồm các quyền về văn hóa. Hiển nhiên, sự mở rộng mức độ thụ hưởng các quyền con người ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và trình độ dân trí của người dân. Mặc dù vậy, thực tiễn cho thấy mức độ thụ hưởng và sáng tạo giá trị văn hóa, đời sống văn hóa của các bộ phận tầng lớp nhân dân còn hạn chế, từ đó đòi hỏi công tác hoạch định chính sách, quản lý và thực thi, công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền cần 

Hoàng Văn Nghĩa

Chú thích:

1.Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.431.

Nguồn: T/c Lý luận chính trị, số 6/2011 - http://vanhoahoc.vn

Chủ đề: Lý Luận Văn Hóa Học | Đăng bởi: Admin_tranducchinh (21/03/2012)
Lượt xem: 553 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số bình luận: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz