Hôm nay là Thứ 4, 24/04/2024, 11:24 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 4, ngày 24/04/2024, lúc 11:24 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Sen hồng
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » 2011 » Tháng 12 » 9 » HƠI THỞ MỚI CHO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VĂN NGHỆ CỦA SINH VIÊN
10:15 PM
HƠI THỞ MỚI CHO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VĂN NGHỆ CỦA SINH VIÊN
             Nhu cầu về đời sống tinh thần của sinh viên ngày càng đặt ra những đòi hỏi cao hơn. Những cố gắng đẩy mạnh hoạt động văn hóa văn nghệ của Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng không chỉ tạo môi trường cho sinh viên trong Khoa thỏa sức sáng tạo, thể hiện năng khiếu, bản lĩnh, sự năng động trong giao lưu, học hỏi mà còn góp phần giúp các bạn trẻ phát triển, định hình một thị hiếu thẩm mỹ tốt đẹp trước sự ồ ạt "xâm lăng” của văn hóa ngoại lai.


        Bất ngờ và thú vị, đó là cảm nhận của chúng tôi khi được chứng kiến một số hoạt động văn hóa nghệ thuật của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Với đặc thù nhiều chuyên ngành trong cùng một khoa (Sư phạm Ngữ Văn, Cử nhân Văn học, Cử nhân Báo chí, Cử nhân Văn hóa học), các hoạt động ngoại khóa, các hội thi của Khoa Ngữ Văn thông thường chỉ dành riêng cho từng ngành nay lại thu hút mọi ngành cùng tham gia. Qua mỗi cuộc thi, sinh viên đã trưởng thành lên rất nhiều về kiến thức chuyên môn mang tính chuyên ngành và liên ngành, kiến thức xã hội và cả các kỹ năng mềm... Và nhờ đó, Khoa đã thực sự trở thành một mái ấm của tình đoàn kết, gắn bó giữa các ngành, tạo nên một sự "thống nhất trong đa dạng”. Chỉ trong năm học 2010 – 2011, Khoa đã tổ chức thành công nhiều cuộc thi nghiệp vụ sư phạm, tìm hiểu văn học, các buổi tọa đàm báo chí, hội thảo văn học, các đêm nhạc, các chương trình văn nghệ, và gần đây nhất là sự thành công của Đêm hội Văn hóa nghệ thuật dành cho sinh viên khối ngành Văn hóa học nói riêng và sinh viên toàn Khoa nói chung diễn ra trong 2 ngày 3 và 4 tháng 12 năm 2011.
          Tháng 11/2010, hướng tới kỉ niệm 35 năm Ngày Thành lập Trường và 35 năm Ngày Thành lập Khoa, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho những ai say mê văn học, Khoa đã tổ chức một cuộc thi cho toàn thể sinh viên 20 lớp thuộc tất cả các khối ngành mang tên Chân trời văn học. Mỗi lớp thành lập một đội, thi đấu loại trực tiếp để chọn ra 5 đội vào vòng chung kết. Cuộc thi xoay quanh các kiến thức về văn học nói riêng và văn hóa xã hội nói chung. Ngoài phầnChào hỏi là dịp để mỗi đội được giới thiệu về tập thể lớp, về chuyên ngành mình đang theo học và…, gây ấn tượng với Ban Giám khảo, còn có phần thi Hùng biện để sinh viên thỏa sức nói lên những suy nghĩ của mình về các vấn đề như văn hóa đọc ngày nay, giá trị của văn học mạng, vấn đề việc làm sau khi ra trường… 
          Các buổi tọa đàm, giao lưu, đối thoại cũng tạo sức thu hút không kém, chẳng hạn như: tọa đàm về tiểu thuyết Minh sư của nhà văn Thái Bá Lợi; Tọa đàm báo chí "Hành trang cho tương lai”; Hội thảo "Nhà văn – Anh hùng Chu Cẩm Phong – Cuộc đời và tác phẩm”; giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa,… Bên cạnh việc tham gia bằng các tham luận, sinh viên còn là người trực tiếp dẫn dắt chương trình, hỏi đáp với các khách mời… để mở mang thêm kiến thức chuyên môn, bồi đắp tình yêu văn học, yêu đất nước, quí trọng văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hội thảo "Nhà văn – Anh hùng Chu Cẩm Phong – Cuộc đời và tác phẩm”

Sinh viên khoa Ngữ văn giao lưu với nhà thơ Trần Đăng Khoa
          Đặc biệt, qua buổi Tọa đàm báo chí, được giao lưu với các nhà báo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sinh viên khối ngành Báo chí hiểu thêm rằng nghề báo không chỉ là con đường trải đầy hoa hồng mà có khi là cả những ghềnh thác, chông gai. Sinh viên được trao đổi với các bậc đàn anh trong nghề về những băn khoăn, thắc mắc của mình. Khoa được giới thiệu với các cơ quan báo chí địa phương về lứa nhà báo tương lai trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết; chủ động thiết lập mối quan hệ để tạo thêm cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Nhiều vị khách mời sau đó vẫn giữ liên lạc, đang và sẽ hỗ trợ Khoa những khi cần thiết. Thiết nghĩ, đó cũng là một thành công đáng ghi nhận của Khoa trong nỗ lực làm cầu nối giữa sinh viên và người tuyển dụng.

Tọa đàm báo chí "Hành trang cho tương lai”
          Văn nghệ từ lâu đã là thế mạnh của Khoa. Năm học trước, Khoa đã tổ chức thành công các đêm văn nghệ với những chủ đề đầy ý nghĩa như Đêm nhạc Trịnh Công Sơn (tưởng nhớ ngày mất của cố nhạc sĩ tài hoa), Đêm nhạc Tìm nhau (tôn vinh sự gặp gỡ giữa thơ ca và âm nhạc qua các bài hát phổ thơ). Năm học 2010 – 2011, Liên chi Đoàn Khoa lại tổ chức được một số hội thi văn nghệ giữa sinh viên toàn Khoa chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11, chào đón tân sinh viên khóa 2010-2011, đêm diễn văn nghệ của sinh viên ngành Báo chí chào đón các "đàn em” của riêng khối ngành mình; Đêm hội Tháng Mười nhằm tôn vinh phái đẹp… Những tiết mục hết sức đặc sắc được các diễn viên không chuyên đầu tư kỹ lưỡng. Giải thưởng nhiều khi chỉ mang tính tượng trưng, nhưng chính sự vô tư của cả diễn viên và đội cổ vũ đã biến các cuộc thi văn nghệ trở thành một dịp để sinh viên được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, thắt chặt thêm tình thân ái giữa các lớp, các khối ngành…
          Khép lại một năm hoạt động sôi nổi là Đêm hội Văn hóa nghệ thuật hoành tráng. Đêm hội vừa là một cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn, vừa là một cơ hội để sinh viên được tìm hiểu các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam như tuồng, chèo, cải lương, dân ca quan họ… Sinh viên đã hóa thân thành những Trưng Vương, thằng Bờm, Thị Mầu, Mẹ Đốp, xã trưởng, Chí Phèo… với tất cả niềm đam mê mộc mạc, chân thành. Giám khảo - những người đã và đang làm công tác quản lý văn hóa văn nghệ trên địa bàn thành phố - không chỉ nhận xét, đánh giá về các tiết mục mà còn trao đổi, giúp sinh viên hiểu thêm về nghệ thuật biểu diễn dân gian, yêu thêm những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc… Tiết mục độc đáo của các diễn viên Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cũng góp phần đem lại thành công cho đêm diễn. Đêm hội chính là ước vọng hướng tìm về văn hóa cội nguồn, trân trọng bản sắc văn hóa truyền thống để giữ gìn, trao truyền những giá trị tự thân trong quá trình hội nhập.

Tác giả bài viết: PV

Nguồn tin: (Báo Giáo dục & Thời đại số ra ngày Thứ Ba, 6 – 12 – 2011, trang 10

Chủ đề: Tin Nhà | Lượt xem: 505 | Đăng bởi: Admin_tranducchinh | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số ý kiến: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz