Hôm nay là Thứ 6, 29/03/2024, 5:45 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 5:45 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Tệp tin » Các Bài Nghiên Cứu Khoa Học

“Mối quan hệ bạn bè của sinh viên khóa 08 khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Đà Nẵng”.
[ Tải về dưới dạng World (721.0 Kb) ] 10/10/2011, 0:20 AM
Để xem được toàn bộ nội dung bài này các bạn hãy Dowloadn về máy nhé.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

 

Thế giới hiện nay đang ở trong một thời kỳ lịch sử có những chuyển biến hết sức mới mẻ, nhanh chóng cả về kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật. Điều đó chính là yếu tố quyết định sự thay đổi các chương trình phát triển kinh tế, khoa học xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 Đại hội lần IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững – con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nhưng lối nghĩ và lối sống của nguồn lực đó trong hiện tại đang như thế nào?. Đời sống càng phát triển, các mối quan tâm về tinh thần ngày càng có một chỗ đứng quan trọng trong tất cả các vị trí của cuộc sống; trong những mối quan tâm đó, mối quan hệ giữa người với người là mối quan tâm lớn nhất. Nó quyết định sự thành bại cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi con người trong xã hội.

Các Mác đã dự báo rất đúng về hiện tại từ cách đây mấy trăm năm rằng: "Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Khi nhìn những chuyển biến chóng mặt trong xã hội Việt Nam hiện nay về lối sống của giới tri thức trẻ, những lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, chúng ta không khỏi lo ngại. Xã hội chuyển biến quá mau lẹ, nhu cầu sống của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ được đáp ứng và nâng cao hơn trước rất nhiều. Và mặt trái của nó là giới trẻ phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Hơn thế nữa, người trẻ ngày nay ngày càng cuốn sâu vào dòng xoáy của công nghệ và dần dần thay thế các mối quan hệ bằng những cuộc gặp gỡ, giao lưu ảo. Ở đó mọi người có thể tự do trình bày quan điểm, nhìn nhận, đánh giá của mình mà nhiều khi trong thực tế cuộc sống họ không đủ tự tin để nói lên; lối sống công nghiệp cũng khiến cho người trẻ đang ngày dần đánh mất đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Cuộc điều tra về giáo dục học tại Thành phố Hồ Chí Minh của Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng- giảng viên trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã cho thấy thực trạng: "60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...”. Cuộc sống dù thay đổi như thế nào, con người có phát triển và thành đạt đến đâu cũng không thể không còn cần đến bạn bè. Đặc biệt, với sinh viên, bạn bè là đối tượng tiếp xúc chính yếu trong học tập cũng như trong đời sống của họ, là môi trường để họ rèn luyện và kiến tạo nên cuộc sống tương lai với những mối quan hệ tốt hay xấu và chất lượng cuộc sống ra sao. Chính vì vậy, quan hệ bạn bè giữ một tầm quan trọng to lớn. Thay đổi môi trường sống, môi trường học tập đã làm cho nhiều bạn có cái nhìn khác hơn về mối quan hệ bạn bè. Do đó mà xu hướng, cách thức chọn bạn của mỗi người cũng bị ảnh hưởng và thay đổi dù ít, dù nhiều. Và kết quả cuối cùng là thành quả học tập, công việc làm và chất lượng cuộc sống của mỗi bạn trẻ cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo.

         Nhằm tìm hiểu rõ những xu hướng của sự thay đổi về cách sống, cách nghĩ, cách hành động của sinh viên tại Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. Để có thể khái quát được thực trạng của sinh viên trong mối quan hệ bạn bè. Từ đó, tìm ra các giải pháp phù hợp, tạo đà cho sự phát triển những giá trị mới tốt đẹp cũng như lưu giữ và phát huy những giá trị đã có. Đồng thời lên tiếng cảnh báo và ngăn chặn kịp thời các lối sống, lối nghĩ sai và tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của cá nhân và xã hội. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Mối quan hệ bạn bè của sinh viên khóa 08 khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Đà Nẵng”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

         Đối tượng nghiên cứu: quan hệ bạn bè của sinh viên khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Đà Nẵng.

         Phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, khảo sát ở năm lớp sinh viên khóa 08 khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Đà Nẵng. Đó là lớp 08CVHH, lớp 08CVH1, lớp 08CVH2, lớp 08SNV và lớp 08CBC.

3. Mục đích nghiên cứu

            - Tìm hiểu thực trạng về mối quan hệ bạn bè sinh viên khóa 08 khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Đà Nẵng để hiểu rõ quan niệm, xu hướng, đánh giá của sinh viên về mối quan hệ bạn bè hiện nay.

- Đề xuất, khuyến nghị một số giải pháp đến công tác quản lý, công tác giáo dục sinh viên của Trường Đại học sư phạm, các hội sinh viên, ban quản lí Đoàn, phòng Công tác sinh viên, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn... giúp sinh viên trong Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng có nhận thức, hiểu biết đúng về tình bạn và cách xây dựng tình bạn nhằm nâng cao hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

4.1.  Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến

Khảo sát dưới dạng trắc nghiệm một số vấn đề liên quan phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Đề tài được tiến hành qua việc phát 250 phiếu hỏi điều tra trên 250 sinh viên (nam, nữ) ở năm học thứ ba của sinh viên khóa 08 khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Đà Nẵng.

Cấu trúc phiếu hỏi ngoài phần giới thiệu nêu lên tầm quan trọng của đề tài và người trả lời cũng như chỉ dẫn về cách trả lời, phiếu hỏi còn bao gồm 22 câu được chia thành hai phần: phần thông tin cá nhân (giới tính, sinh viên, năm học, nguồn gốc cư trú); phần nội dung chứa đựng những thông tin chính yếu sau:

+ Nhận thức và quan niệm của sinh viên về quan hệ bạn bè cũng như về tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó.

+ Mức độ hài lòng, mức độ thường xuyên, mức độ quan trọng của các vấn đề trong quan hệ bạn bè.

+ Cách thức giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè của sinh viên.

+ Hiệu quả của quan hệ bạn bè và các ảnh hưởng của nó đem lại.

Điều tra bằng phiếu thăm dò là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài.  4.2.  Phương pháp phỏng vấn sâu

            Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp 10 bạn sinh viên bất kì qua 10 câu hỏi được chuẩn bị trước, thuộc năm lớp khóa 08 khoa Ngữ Văn nhằm tìm hiểu sâu hơn và đầy đủ hơn về những vấn đề chúng tôi cần nghiên cứu trong đề tài.

 

4.3.  Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Chúng tôi tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài như sách, luận án, tạp chí, bài báo, Internet, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời, chúng tôi còn tìm ra những khía cạnh mà những người khác đã hoặc chưa nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề.

4.4.  Phương pháp xử lý tư liệu:

Đề tài sử dụng phương pháp xử lý thông kê, để xử lý các tư liệu định lượng thu được, bao gồm một số phép thống kê như: tính tần số, tính trị trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm định mối liên hệ ý nghĩa, bảng số liệu và mô hình hóa qua biểu đồ…

5. Lịch sử vấn đề

5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Thomas Carlyle tác giả cuốn "Ánh lửa tình bạn” đã nhận định rằng: "Mọi thứ sẽ tàn phai, chỉ còn tình bạn là ở lại”. Và cũng còn rất nhiều nhân vật khác cũng đề cao tình bạn cũng như khẳng định tình bạn là không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Chủ đề này vô cùng gần gũi với mọi tầng lớp người trong xã hội, chính vì thế mà có rất nhiều sách báo, website, đề tài nghiên cứu,… từ khắp các quốc gia khác nhau đề cập đến. Qua thu thập và tìm hiểu, chúng tôi xin kể đến một số kết quả tiêu biểu sau:

            Theo tờ Entertain Mates trong "Muôn màu tình bạn” đã nêu lên những khái niệm tổng quát nhất về bạn chí cốt, bạn thân, bạn thông thường,…nhằm đem lại cho người trẻ những khái quát căn bản và rõ ràng trong việc nhận ra mình đang đứng ở đâu trong quan hệ bạn bè của mình và mình nên những gì để có được những người bạn, những mối quan hệ bạn bè như mình mong đợi.

            Theo www.firstnews.com đã đề cập đến giá trị đích thực của tình bạn trong tác phẩm ngắn My Friend, Forever mà nó đã được dịch ra bảng tiếng Việt và trở nên vô cùng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam. Nội dung chính của tác phẩm ngắn này nói lên những biểu hiện của tình bạn chân chính và đúng nghĩa của nó, rằng người bạn đích thực là người bạn luôn bên bạn khi bạn gọi lúc vui, lúc bạn buồn, muốn khóc và tuyệt vọng, khi bạn không muốn nghe ai nói nữa,… và khi bạn gọi mà người ta không trả lời, là lúc bạn biết mình mau chạy đến bên người bạn đó vì đó chính là luôn họ cần đến bạn.

            Theo Steve Goodier- Tiến sĩ thần học người Mexico thì cuộc sống vốn luôn bị vô vàn những khó nhọc vây quanh, ai cũng có lúc bị suy sụp tinh thần, bị cuốn vào vòng xoáy của những lo toan triền miên không dứt. Vượt qua tình trạng này không gì tốt hơn là sự nâng đỡ tinh thần, sự thăng hoa của cảm xúc và thái độ biết ơn đối với cuộc đời. Đó chính là đi tìm sự bình yên cho tâm hồn. Và một điều quan trọng, để tìm được sự thăng hoa cảm xúc, sự nâng đỡ, tương trợ lẫn nhau,... chính là nhờ mối dây liên kết tình bạn giữa người và người trong cuộc sống. Tình bạn thì không phân định giàu nghèo, không phân biệt địa vị, giai cấp, sang hèn, không có ranh giới địa lý, tuổi tác, học vấn, trình độ, tình bạn trên hết là tấm lòng của chính mỗi người đối với nhau và với chính cuộc đời mong manh này.

5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Mối quan hệ bạn bè là một mảng nhỏ trong những vấn đề đời sống và học tập của sinh viên. Hầu như nó nhận được sự quan tâm rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị, các báo chí, sách,…bàn về lối sống, lối nghĩ và tác phong, quan hệ cũng như những phong cách khác nhau của người trẻ trong xã hội hiện đại. Chẳng hạn như:

            PGS.TS. Trần Nam Bình (Đại học Tổng hợp New South Wales, Australia) đề cập tới "Thiếu thốn tương đối của người trẻ là gì?”. Theo tác giả, trong môi trường hội nhập quá nhiều thách thức và cơ hội, ông so sánh về giới trẻ trong nước với nhau cũng như so sánh về giới trẻ Việt Nam với giới trẻ thế giới. Về giới trẻ Việt Nam với giới trẻ thế giới, ông nhận định rằng hội nhập sẽ làm giảm khoảng cách hiện nay giữa giới trẻ Việt Nam và giới trẻ quốc tế, bởi vì giới trẻ Việt Nam năng động, bắt chước cũng như sáng tạo rất nhanh. Về những thành viên của giới trẻ Việt Nam tự so sánh với những người trong cùng nhóm của mình, tác giả nhận thấy hội nhập sẽ làm tăng khoảng cách hiện nay giữa những thành viên của giới trẻ Việt Nam, nhất là giữa giới trẻ thành phố và thôn quê. Do đó, cố gắng san bằng điều kiện của người trẻ Việt Nam mọi nơi phải là một ưu tiên hàng đầu cho những chính sách về giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh tới vấn đề bấn loạn tâm lí và shock văn hoá. Theo ông: "Có thể nói, sự lây lan các khủng hoảng tâm lý từ nhóm này sang nhóm khác là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống tân tiến, nhất là cuộc sống thành phố. Điều này đã xảy ra tại Việt Nam từ nhiều năm nay, trước cả hội nhập quốc tế. Đời sống thành phố nhiều cơ hội, nhiều kỳ vọng, nhiều cạnh tranh, chịu nhiều loại áp lực và thiếu sự hỗ trợ tinh thần của gia đình, láng giềng, v.v... Một thực trạng của cách mạng kỹ thuật thông tin và hội nhập là giới trẻ khắp nơi trên thế giới bỏ ra nhiều thời giờ hơn trong thế giới ảo của Internet, và do đó ít thời giờ hơn cho thế giới thật, của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, v.v...  Vì thế, một hệ lụy khá mỉa mai của hội nhập là giới trẻ khắp nơi đang trở nên cô độc hơn, và tôi không ngạc nhiên nếu hiện tuợng hoảng loạn và túng bấn tâm lý ở các nước đã phát triển sẽ từ từ lây sang giới trẻ Việt Nam.” Đây là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết của giới trẻ cũng như của các nhà chức trách. 

            Tác giả Lê Ngọc Sơn thay mặt báo sinh viên Việt Nam phỏng vấn nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong bài "Đừng khắt khe với người trẻ” ngày 5/10/2008 đã viết lại những ý kiến của vị nguyên Chủ tịch Quốc hội về người trẻ. Đó là sự hiểu biết sâu sắc và tầm nhìn rộng lớn trong cách đánh giá và định lượng người trẻ. "Theo tôi hãy tin vào giới trẻ. Ai đó cũng nói vậy nhưng không làm vậy. Phải thực sự tin tưởng vào họ thì đất nước mới tiến lên được. Bao giờ cũng thế, trên một bàn tay năm ngón tay, ngón dài ngón ngắn, xã hội có người này người kia... Nhưng nhìn chung rất tích cực. Nếu lãnh đạo đất nước tạo điều kiện và biết khơi nguồn thì người trẻ sẽ phát huy tốt. Khi mà thông tin của thế giới len lỏi vào từng gia đình, thì chẳng có gì có thể ngăn cấm được họ cả. Nếu ngăn cấm, họ sẽ đi ra nước ngoài. Đừng khắt khe với người trẻ.” Đó là lời nhận định đắt giá về lý tưởng sống của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh còn có những lời khuyên bổ ích đó là phải ham đọc sách, phải tự học và biết lắng nghe dành cho người trẻ cũng như cho tất cả mọi người trong xã hội.

            Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên khoa Giáo dục, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) trong cuộc điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay đã đưa ra những thống kê và nhận định hết sức cấp thiết về lối sống của sinh viên. Đó chính là sự tăng dần của lối sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội (chiếm 60% trong tổng sinh viên điều tra), hướng mình vào vui chơi, hưởng thụ, lười biếng học hành và tích luỹ tri thức, kĩ năng (chiếm10%), chỉ có 30% là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập.…Đây là điều vô cùng đáng lo ngại cho người trẻ hiện nay cũng như cho toàn xã hội.

            Tác giả Nguyễn Thủy trong "1001 lối sống sinh viên” (Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội - số 178, tháng 12/2005) đã đưa ra những xu hướng rất bao quát về đủ thể loại các lối sống của người trẻ hiện tại ở các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh những tấm gương về các ông chủ, bà chủ trẻ vẫn đang ngồi trên ghế giảng đường, bên cạnh những người trẻ đã và đang sống hết mình cho học tập và phấn đấu tìm kinh nghiệm để có một tương lai tốt hơn là những hình ảnh về các lối sống thiếu tích cực khác. Tác giả chú trọng đi sâu khía cạnh này. Tác giả gom nhóm thành những "trường phái” khác nhau và khá thú vị: trường phái những con ốc (sống lặng lẽ, khép kín, ngại giao tiếp), trường phái những con hổ (sống hết mình, yêu hết mình, chơi hết mình bất kể đến hậu quả tốt xấu ra sao),…với những dẫn chứng cụ thể và hình ảnh sinh động, tác giả lên tiếng cảnh báo những xu thế thiếu tích cực về lối sống của sinh viên hiện tại và kêu gọi thay đổi.

            Tác giả Phạm Huệ trong "Bè nhóm chọc thủng tình bạn của sinh viên” viết ở trang web www.Tienphong.vn cập nhật ngày 12/3/2008 đã nói đến một trong những cách thức sống, cách xây dựng mối quan hệ bạn bè thiếu tích cực làm ảnh hưởng đối với chính người trong cuộc và cả những người xung quanh họ. Đến lớp, ngồi tập trung theo nhóm, chơi theo nhóm, nói chuyện theo nhóm... Sự đoàn kết, gắn bó giữa bạn bè đang bị rạn nứt dần bởi kiểu "chia bè kết nhóm”, diễn ra khá phổ biến trong giới sinh viên. Có những bè nhóm được phân tầng theo trình độ học vấn, và người giỏi thì vẫn cứ thế mà giỏi lên, kẻ yếu vẫn yên vị với vị trí của mình hoặc tụt hạng hơn chút ít. Có những bè nhóm được phân tầng theo giàu nghèo, theo địa vị xã hội; ai con nhà giàu có, rành chơi đồ hi- tech, quần áo thời trang,…thì chơi chung với nhau; ai con nhà trung lưu thì chơi với trung lưu; còn lại nghèo khó chơi với nghèo khó; chẳng ai buồn đụng chạm đến những kẻ khác bè phái của mình…Mọi người ai cũng đều ngầm hiểu rằng các chiến hữu "cùng chung một chiến hào” rất cởi mở với thành viên của "phe mình”, còn  với những người khác chỉ đối xử theo kiểu xã giao, thậm chí lạnh nhạt và hờ hững. Chia thành "phe”, chơi theo "nhóm”, sinh viên nhiễm luôn cái tâm lí "cục bộ”, "cá nhân chủ nghĩa”... Và nhóm nào biết nhóm đấy. Đến lớp, nhóm tập trung "buôn dưa lê, bán dưa hấu”. Rảnh rỗi nhóm tụ tập đi chơi. Tất cả thường chỉ diễn ra trong phạm vi "nội bộ”. Một tập thể lớp thống nhất bỗng nhiên bị xé lẻ, bị phân tán. Những phong trào, hoạt động ở phạm vi rộng hơn, kêu gọi sự tham gia của cả lớp dường như nằm ngoài sự quan tâm của các nhóm.

            Thạc sĩ Lê Thị Phi, Giảng viên khoa Tâm lí giáo dục- Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng có bài viết "Nếp sống mới của tuổi trẻ" cho biết:

"Tuổi trẻ hiện tại có nhiều đặc tính bất thường, khác hẳn với đặc tính thời kỳ tuổi trẻ của phụ huynh ngày trước. Nhiều đặc tính của tuổi trẻ thời đại đã làm buồn lòng phụ huynh không ít và cũng gây trở ngại không ít cho các nhà giáo dục. Nhận diện đựoc sự biên đổi ở tuổi trẻ, đặc biệt là những yếu tố xã hội nào tạo ra những biến đổi bất thường đó có ý nghĩa quan trọng trong đối xử và giáo dục tuổi trẻ."

            Trong một trang Blog của một sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng với tựa đề: "Vào Đại học quậy cho đã”, đã viết lên những vấn đề hết sức gần gũi và nổi bật trong lối sống buông thả của không ít sinh viên hiện nay. Sinh viên nam, nữ uống rượu bia, nhậu nhẹt say xỉn thường xuyên, cứ mỗi khi có chuyện buồn là lại kéo nhau ra quán nhậu sinh viên gần nơi trọ; cúp tiết liên tục, kể cả những thành phần ưu tú trước đây ở nhà trường phổ thông; lối sống yêu thả: yêu để có tiền ăn chơi, sống thả: sinh viên nam rủ nhau đi mát xa tập thể;…Đó là vô số những hiện trạng thường xuyên xảy ra trong giới sinh viên mà Blog đã đề cập. Bạn bè trong những trường hợp này trở thành tiêu cực khi cùng nhau hùa vào những cuộc chơi trụy lạc và vô bổ.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1.  Ý nghĩa lí luận

Đề tài góp phần sáng tỏ về mối quan hệ bạn bè trên góc độ tâm lí văn hóa giao tiếp.

Đề tài làm tài liệu tham khảo cho các nghành quản lý xã hội, thầy cô, các sinh viên khi nghiên cứu vấn đề này.

Hiểu rõ quan niệm, xu hướng, đánh giá của sinh viên về mối quan hệ bạn bè.

Rút ra những nhận thức, hiểu biết, cơ sở lý luận về tình bạn.

6.2.  Ý nghĩa thực tiễn

Ứng dụng cho các nhà quản lý, các hội sinh viên Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, phòng Công tác sinh viên, Ban chấp hành Đoàn, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn… trong công tác quản lí giáo dục và định hướng cho sinh viên.

Cung cấp thêm cách thức xây dựng, phát triển và duy trì tình bạn nhằm nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống cho sinh viên.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài chúng tôi được chia làm hai chương sau:

Chương 1: Những vấn đề chung

         Chương 2: Mối quan hệ bạn bè của sinh viên khóa 08 khoa Ngữ Văn- Trường ĐHSP Đà Nẵng

Võ Doãn Ngọt

Chủ đề: Các Bài Nghiên Cứu Khoa Học | Đăng bởi: Admin_tranducchinh
Lượt xem: 420 | Tải về: 109 | Đánh giá: 0.0/0
Tất cả các ý kiến: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz