Hôm nay là Thứ 5, 18/04/2024, 11:01 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 5, ngày 18/04/2024, lúc 11:01 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Điều » Văn Hóa Việt Nam

Phong tục thổi pí và hát giao duyên của dân tộc Thái, Sơn La
Phong tục thổi pí và hát giao duyên của dân tộc Thái, Sơn La
Có thể nói, đối với người dân Thái, đặc biệt là các chàng trai, cô gái, cây pí đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chiếc pí đã thay cho lời tâm sự, lòng người muốn nói với nhau. Thổi pí kết hợp với hát giao duyên đã và đang là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Thái.

Nói đến âm nhạc các dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến phong tục thổi pí (hay còn gọi là thổi sáo) của dân tộc Thái. Đối với người Thái, thổi pí đã góp phần gìn giữ tinh hoa, bản sắc âm nhạc dân tộc cũng như làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của người dân. 

Pí là loại nhạc cụ làm bằng ống nứa, phần đầu của chiếc pí được gắn với một thanh đồng nhỏ để khi thổi, âm thanh phát ra trong hơn. Pí có nhiều loại. Pí đơn thường được người con trai thổi vào ban đêm thay cho lời gọi người yêu. Giai điệu khi thổi loại pí này thường rất buồn: "Đêm đã khuya/ Sương rơi nhiều/ Vầng trăng dần khuất sau mây/Anh ở xa đến tìm gặp em/ Em ơi hãy dậy để chúng mình trò chuyện, tâm sự…". Đó là giai điệu bày tỏ tâm trạng mong đợi của những chàng trai muốn được gặp người mình yêu nhưng mãi không thấy nàng ra mở cửa. Giai điệu này được người Thái gọi là giai điệu "Gọi người yêu". 

Bên cạnh pí đơn còn có pí pặp (pí đôi) được làm từ việc ghép hai chiếc pí đơn lại với nhau. Một chiếc dùng để gợi tả giai điệu, chiếc còn lại mô tả nhịp điệu của bài dân ca khi được thổi. Pí pặp thường được người dân Thái thổi vào buổi sáng sớm vì âm lượng của nó tương đối lớn, giai điệu vui nhộn. 

Trước kia, ở trên vùng cao của Sơn La có nhiều hổ dữ, nên người con trai thường dùng chiếc pí này để "nói dối” bạn gái, mong được bạn gái mở cửa cho vào nhà. 

"Ôi! anh đi từ xa đến, gặp một con hổ to/ Con hổ đuổi anh/ Em ơi, hãy dậy…/ Mở cửa cho anh vào nhà kẻo hổ cắn anh…". Với cách gọi người yêu dựa vào giai điệu bài dân ca "Hổ cắn anh" thông qua chiếc pí pặp, nhiều chàng trai đã được các cô gái Thái cảm động mở cửa cho vào nhà. 

Ngoài pí đơn và pí pặp, pí tam lay được người dân Thái thổi vào ban ngày trong khi làm nương rẫy nhằm cổ vũ, động viên nhau trong công việc, hăng say trong lao động sản xuất. Đặc điểm của loại pí này là dài khoảng 1m với âm điệu du dương. Người con trai Thái còn sử dụng pí tam lay vào lúc trăng sáng hay gọi bạn gái khi họ đang cấy lúa nhằm gây sự chú ý của người bạn gái tới mình.

Pí được các chàng trai Thái thổi để mong gặp được bạn gái, người mình yêu nhưng đôi khi đối với người dân Thái, thổi pí cũng là để biểu lộ sự tiếc thương một ai đó. Nhiều đôi trai gái Thái yêu nhau, khi họ tính đến chuyện hôn nhân thì bị gia đình người con gái ngăn cản. Thuyết phục cha mẹ mãi không được, người con gái lên rừng thắt cổ tự tử. Chàng trai đau buồn quá đã khóc cạn nước mắt nhưng niềm tiếc thương người mình yêu vẫn không nguôi. Người con trai đành nhờ cây pí để gửi những tâm sự, tình cảm chân thành của mình tới người con gái mà mình yêu, những mong an ủi người con gái đã chết vì tình yêu của đôi lứa. Đó là sự tích của việc ra đời loại pí thiu (hay còn gọi là pí khóc người yêu). Loại pí này thường được người Thái trắng thổi khi bày tỏ sự nuối tiếc cho mối tình đẹp của hai người yêu nhau say đắm nhưng không thành. Độ dài của loại pí thiu khoảng 1m, gồm 6 đốt. Âm điệu của pí thiu thường mang một nỗi buồn sâu lắng làm lay động lòng người… 

Người dân Thái thường thổi pí dựa vào các bản nhạc dân ca quen thuộc trong đời sống với những tâm trạng khác nhau. Trong lúc buồn, người Thái thường hướng tâm hồn mình vào trời đất bao la, mây, gió, sông suối, núi rừng. Khi vui, người Thái thường thổi pí trong các buổi tiệc tùng, mừng xuân sang hay sinh được con trai, xây nhà mới… 

Dân tộc Thái còn kết hợp thổi pí với hát giao duyên. Những hôm nào bản làng mở hội diễn văn nghệ, các chàng trai, cô gái Thái rủ nhau đến sân làng hát thâu đêm suốt sáng. 

Nhiều đôi trai gái trở nên yêu nhau từ những đêm giao lưu văn nghệ tập thể, bằng tiếng đàn, tiếng pí và những câu hát đối giao duyên. Tan hội diễn, chàng trai tự tìm đến nhà cô gái mà mình thích để bày tỏ tình cảm bằng lời tỏ tình thông qua tiếng pí. Chàng trai đem pí pặp ra thổi, tiếng pí ngân nga, du dương đi vào lòng người. Chàng trai thổi đến khi nào trong nhà cô gái không còn ai thức nữa, lúc đấy mới dùng que chọc đúng chỗ ngủ của cô gái, đánh thức cô gái dậy để tâm sự. Nếu cô gái thích chàng trai đó, lập tức mở cửa sau cho chàng trai vào. Các đêm tiếp theo chàng trai chỉ dùng cây pí pặp để thổi, gọi người yêu. Giai điệu cây pí pặp láy đi, láy lại, thay lời tâm sự, làm cô gái thổn thức, rung động. Tiếng pí ngân nga như lời thỉnh cầu, giai điệu hòa quyện giữa tâm hồn và tình cảm của người con trai gửi gắm vào tiếng pí, làm động lòng cô gái. Giữa đêm đông lạnh giá, muỗi, vắt cắn, dù cô gái đang ngủ trong chăn ấm, đệm êm cũng phải bật dậy mở cửa cho người yêu vào. Nhiều lần nghe tiếng pí thành quen và tự phân biệt được giọng thổi của người yêu, nếu có người khác đến thổi, cô gái biết ngay đó không phải là giọng thổi của người yêu và sẽ không ra mở cửa. 

Những giai điệu trữ tình nhất, tha thiết nhất được thể hiện trong đêm sinh hoạt âm nhạc khi trai gái tình tự. Đó là những đêm trăng, khi người già đã đi ngủ, trai gái Thái còn tổ chức chơi Hạn Khuống (có thể gọi là câu lạc bộ ngoài trời) hay chơi hái hoa, chơi du thuyền ngày xuân... Qua hình thức sinh hoạt này, các đôi trai gái có cơ hội bày tỏ tình yêu của mình với nhau và với đất trời, thiên nhiên, hoa lá… 

Ngoài hát giao duyên, người dân tộc Thái còn hát khắp sên. Hát khắp sên cũng kèm theo thổi pí được người Thái áp dụng trong việc đuổi tà ma khi trong nhà có người ốm đau. Người Thái thường hát khắp sên trong 1 ngày 1 đêm, mong người ốm chóng khỏi bệnh để tiếp tục làm việc. Ngoài ra, hát khắp sên còn có hàm ý cầu mong cho người già trong nhà thọ được lâu, còn người trẻ tuổi được mạnh khoẻ, hạnh phúc, trai gái sớm dựng vợ gả chồng, sinh con đầy nhà… 

Có thể nói, đối với người dân Thái, đặc biệt là các chàng trai, cô gái, cây pí đã trở thành một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chiếc pí đã thay cho lời tâm sự, lòng người muốn nói với nhau. Thổi pí kết hợp với hát giao duyên đã và đang là nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Thái.

Ngồn: quehuongonline.vn

Chủ đề: Văn Hóa Việt Nam | Đăng bởi: Admin_tranducchinh (11/10/2011)
Lượt xem: 469 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số bình luận: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz