Hôm nay là Thứ 6, 19/04/2024, 3:03 PM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 6, ngày 19/04/2024, lúc 3:03 PM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » Điều » Văn Hóa Việt Nam

DÂN GIAN – DÂN TỘC TRONG VĂN HÓA QUẢNG

Võ Văn Hòe

 

DÂN GIAN – DÂN TỘC TRONG VĂN HÓA QUẢNG

 

            Điều chắc chắn rằng văn hóa dân gian đất Quảng sẽ không bị mất mát quá nhiều, đôi khi bị mai một hoặc biến tướng ngay trong đời sống cộng đồng người Quảng nếu như không có cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ suốt một thời gian dài trong lịch sử. Khi chiếm đất, thực dân hay đế quốc đều ra sức thực hiện giấc mộng biến con người nơi đây thành nô lệ thì tất nhiên văn hóa cũng theo đó bị nô lệ hóa hoặc bị gạt ra khởi đời sống cộng đồng của nó - nơi từ đó nẩy sinh nguồn văn hoá dân gian. Sau khi vào phương Nam nắng gió khai phá đất đai lập nghiệp, những lưu dân tại Quảng Nam đã mang theo nền văn hóa bản địa đi cùng để có thể vững tâm và an nhiên tồn tại, đồng thời tiếp thu, cải tạo nền nếp sinh hoạt văn hóa đã có trên vùng đất mới, xem như một thành tố mới được thiết lập. Nghĩa là những đặc trưng cơ bản của vùng miền từ quê cũ vẫn được duy trì, tạo tiền đề cho giữ gìn, phát huy, phát triển vốn văn hóa dân gian – dân tộc trên quê hương mới.

          Chắc chắn đã có một bộ phận văn hóa dân gian bị gạt ra khỏi đời sống nhân dân người Quảng, đôi khi tiêu cực hơn đã bị các lực lượng ngoại xâm tiêu diệt làm mất đi gốc gác văn hóa bản. Không, hoặc rất ít có cơ hội văn hoá dân gian được tiếp tục phát triển được trong cộng đồng. Một bộ phận hoặc thành tố văn hóa khác tích cực trụ bám, chống đỡ và bằng mọi cách tác động trở lại văn hóa ngoại nhập để giữ vững văn hóa bản, làm cho văn hóa bản có khả năng đề kháng lại sự xâm lăng văn hóa. Bộ phận này thường xuyên làm xuất hiện mâu thuẫn giữa văn hóa dân gian – dân tộc với văn hóa ngoại lai thâm nhập vào theo chân lực lượng ngoại xâm. Một bộ phận khác với nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau đã tìm mọi cách chạy thoát khỏi, tránh sự tiêu diệt hoặc bị đồng hóa bởi văn hóa ngoại lai thâm nhập vào đi kèm với quyền lực. Và trong trường hợp như vậy chắc chắn rằng khi chạy thoát chỉ kịp mang theo những gì quý giá nhất, căn bản nhất có giá trị dân tộc, vùng miền nhất đi theo. Biểu hiện của đặc trưng văn hóa này là các sinh hoạt văn hóa dân gian ngay tại nơi đấu tranh chống lại ngoại xâm để sinh tồn, mà nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt để sinh tồn này thường diễn ra trong không gian nhà – làng – xóm. Đặc biệt vẫn trụ bám nơi không gian làng. Thế nhưng thật đáng tiếc, một thời gian dài các thiết chế cho văn hoá dân gian này trụ bám đã bị phá huỹ trong hai cuộc kháng chiến giữ nước, theo đó vốn văn hoá dân gian tìm cách đọng lại trong ký ức những người già.

          Chính vì vậy, qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, người đất Quảng không chỉ đấu tranh, phản ánh mối tương quan về mặt giai cấp thể hiện trong văn hóa dân gian mà còn đấu tranh về mặt dân tộc để bảo vệ văn hóa của mình. Bởi tại không gian văn hóa làng là nơi văn hóa dân gian lui về khu trú, giữ vững đặc trưng dân tộc, vùng miền vốn thường xuyên bị văn hóa ngoại lại thâm nhập làm phân rã, hoặc các lực lượng xâm lược tìm mọi cách để tiêu diệt. Sau một trăm năm hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ xâm lược, văn hóa dân gian đất Quảng có nguy cơ bị thất truyền – thì cũng xem như bị loại ra khỏi đời sống cộng đồng của người dân – nhiều hơn, nay đang tìm cách khôi phục và bắt đầu xây dựng lại. Tìm đâu ra khi khói lửa chiến tranh và cuộc sống không có tự do đã hủy hoại quá nhiều văn hóa, văn nghệ dân gian ? May thay còn các nghệ nhân nay đã là những người "thất thập cổ lai hy”, họ còn nhớ và giữ gìn trong ký ức những sinh hoạt văn hóa làng xã một thời. Trong điều kiện đó văn hóa dân gian đất Quảng  vẫn còn lưu giữ được những mảng màu như chính nó vốn có xưa nay, dẫu rằng không giống như văn học nghệ thuật đương đại hàn lâm nhưng rất quan trọng, bởi chính văn hóa dân gian đất Quảng là chất xúc tác, luôn là bệ phóng vững vàng và yên tâm cho văn hóa đương đại đất Quảng ngày nay phát triển.

          Chính đó, có thể nói rằng văn hóa dân gian đất Quảng luôn là nguồn cảm hứng như là văn hóa mẹ, văn hóa gốc cho nhiều thế hệ văn nghệ sĩ trên xứ sở "Trung dũng kiên cường” này lấy đó làm tiền đề cho các sáng tác của mình, không chỉ là văn chương thơ phú mà cho hết thảy các loại hình nghệ thuật. Những câu thơ lục bát mượt mà ngày nay há chẳng phải từ những câu ca dao dân dã ra đời trong đời sống lao động sản xuất đó sao! Nghệ thuật tuồng chẳng phải là sự kết hợp giữa âm nhạc dân gian với vũ điệu của những người chân lấm tay bùn mà có!...

          Thế nên, có thể thấy được rằng một khi rời khỏi lĩnh vực văn hóa, văn nghệ dân gian, xem như vai trò của văn hóa, văn nghệ dân gian không còn tác dụng hàm chứa các giá trị đặc trưng thì cũng đồng thời rời khỏi bản sắc văn hóa dân tộc – vùng miền, mất đi bệ phóng cần thiết cho sự thăng hoa phát triển đặc trưng dân tộc.

          Những sáng tác trên tất cả các loại hình nghệ thuật, rất dễ dàng nhìn thấy mối tương quan giữa văn hóa, văn nghệ dân gian và văn hóa hàn lâm đương đại đất Quảng chưa bao giờ có sự rời nhau; không những không rời xa mà còn chưa bao giờ thiết lập một đường ranh giới hẳn hoi "dân gian – không dân gian” ngay trên văn đàn đương đại.

          Chính đó, văn hóa văn nghệ dân gian được xem như bệ phóng, như văn hóa mẹ, nghĩa là mang đặc trưng dân tộc, vùng miền không phải do nó là dân gian mà bởi vì chính nó đã mang trong mình đặc trưng văn hóa dân tộc, văn hóa Quảng, đã từng tìm mọi cách thoát ra khỏi cuộc truy đuổi của thực dân, đế quốc để tồn tại.

          Nay, thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16.6.2008 về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đội ngũ văn nghệ sĩ trên quê hương "chưa mưa đà thấm” phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng to lớn xây dựng con người; vừa có tác dụng định hướng, vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá – tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

 

Chủ đề: Văn Hóa Việt Nam | Đăng bởi: Admin_tranducchinh (26/04/2012)
Lượt xem: 575 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng số bình luận: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz