Hôm nay là Thứ 6, 29/03/2024, 4:40 AM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 4:40 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
[ Bài viết mới · Thành viên · Quy định của Diễn đàn · Tìm kiếm · RSS ]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN VĂN HÓA HỌC - KHOA NGỮ VĂN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
 Chợ làng   Có (0) ý kiến    Admin_tranducchinh  [Đại Cương
 NGÀNH VĂN HÓA HỌC - LẠ MÀ QUEN, XA MÀ GẦN   [04/11/2013] Có (24ý kiến bình luận      [Tin Ngành] 
 Ông Nguyễn Bá Thanh giữ chức Trưởng ban Nội chính T.Ư   [04/01/2013] Có (1ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 
 Đà Nẵng được phủ Wi-fi miễn phí   [04/11/2012] Có (1ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 
 Đà Nẵng: Tốt nghiệp loại giỏi mới được thi công chức   [11/09/2012] Có (0ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 
 Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa"   [19/07/2012] Có (1ý kiến bình luận      [Tin Tổng Hợp] 

leducluan3 
zin90_dn 
aumquantri 
thutrang080993 
hathaingo 
KIMDUY 
HongSon 
THÔNG BÁO
Các bạn thành viên thân mến!
Website này nhằm mục đích giao lưu trao đổi kinh nghiệm học tập giữa các lớp thuộc chuyên ngành văn hóa học – Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Sư Phạm Đà Nẵng và những bạn có lòng đam mê và yêu thích về văn hóa học! Các bạn chưa là thành viên hãy đăng ký thành viên để tham gia nhé!

Trân trọng!
Có một số chuyên mục, bạn phải đăng nhập mới xem được.Vì thế, bạn nên ghi danh và đăng nhập trước nhé!

  • Page 1 of 1
  • 1
Diễn đà Văn hóa học Online » BÀI VIẾT VỀ LĨNH VỰC VĂN HÓA » Bài Viết Về Phong Tục Tập Quán - Tín Ngưỡng » Phong tục cưới của người Dao ở Bắc Hà (Người Mông có tục “kéo vợ”... Cô dâu người Giáy phải mắc màn)
Phong tục cưới của người Dao ở Bắc Hà
Admin_tranducchinhNgày: Thứ 2, 10/10/2011, 12:27 PM | Tin nhắn # 1
"
Thiếu úy
Nhóm: Tổng Quản Trị
Bài viết: 7
Danh tiếng: 0
Trạng thái: Đang Offline
Phong tục cưới của người Dao ở Bắc Hà
Người Mông có tục “kéo vợ”... Cô dâu người Giáy phải mắc màn nằm ngoài sân trong những ngày diễn ra lễ cưới...Còn đối với người Dao ở Bắc Hà việc cưới xin lại có nét riêng
.

Khi đôi trai gái quen nhau, mến nhau và họ đi đến quyết định xây dựng hạnh phúc lứa đôi thì gia đình trai sang nhà gái tiến hành thủ tục hỏi vợ cho chàng trai và đi đến lễ cưới phải qua 2 lần làm lễ ăn hỏi.
Lần thứ nhất đi ăn hỏi, nhà trai chỉ có bố, mẹ hoặc anh, chị của chàng trai mang theo 3 đôi đồng xu để “làm lý” (để cho bố cô dâu mẹ cô dâu và cô dâu tương lai mỗi người một đôi).

Trong lần ăn hỏi này, gia đình nhà trai sẽ tìm hiểu xem gia đình nhà gái có chấp thuận cho đôi trai gái được phép tìm hiểu, lấy nhau không và xem gia đình nhà gái có bao nhiêu người để tiện việc chuẩn bị những đôi đồng xu cho những người đó trong lần ăn hỏi thứ hai.



Cô dâu và chú rể người Dao đỏ trong ngày cưới

Lần thứ 2 ăn hỏi thì nhà trai đến nhà gái cùng với một người làm mai mối và những đồng xu để đủ tặng cho những người trong gia đình nhà gái.

Tại nhà gái sẽ mời một người làm chứng để nghe ý kiến, dự định ngày cưới cho đôi trai gái, người này cũng được nhà trai tặng cho 1 đôi đồng xu.

Sau khi thống nhất ngày cưới thì 2 gia đình bàn việc đi ở của hai con. Theo tục lệ thì chàng trai sẽ phải đi ở rể nhà gái hoặc cô gái đi ở nhà trai từ 1 đến 2 năm, nếu thấy ưng ý và hợp nhau thì mới tổ chức đám cưới như dự định.

Đây cũng chính là mốc đánh dấu thời gian tìm hiểu nhau của đôi trai gái. Việc “đi ở trước ngày cưới” giúp cho đôi trai gái tìm hiểu nhau kĩ hơn, thực sự hiểu và yêu nhau, tâm đồng ý hợp, lấy nhau làm vợ chồng gắn bó với nhau như đôi chim trên rừng.

Để mời họ hàng, người thân, cũng như bạn bè của cô dâu, chú rể đến dự lễ cưới, cả 2 gia đình nhà trai, nhà gái phải thu nhập rất nhiều đồng tiền xu được lưu truyền từ những thế hệ trước để khi đến mỗi nhà họ phải có 2 đồng xu mang ra tặng chủ nhà.

Tiền xu có hình tròn, làm bằng đồng đen, có lỗ xỏ hình vuông ở giữa, khắc hoa văn và những chữ nổi ở trên mặt.

Đây không chỉ là những đồng tiền dùng để mua bán, trao đổi hàng hóa mà nó là sản phẩm văn hóa tinh thần chỉ được sử dụng làm nghi lễ cho việc mời cưới của người Dao.

Điều đặc biệt là cứ đến mỗi gia đình để mời cưới thì họ để lại 2 đồng tiền xu ấy cho chủ nhà (nó tượng trưng như tấm thiệp mời đám cưới của người kinh), nhưng luôn luôn phải có đôi.

Việc mời cưới bằng 2 đồng tiền xu có ý nghĩa như một căn cứ để xác định cũng như thông báo với mọi người rằng đôi trai gái kia sắp thành vợ thành chồng.

Hai đồng tiền xu luôn đi kèm với nhau tượng trưng cho đôi trai gái yêu nhau, họ đã sánh đôi, luôn hạnh phúc bên nhau.

Đến lễ cưới, gia đình nhà gái chỉ thách cưới nhà trai 1 đôi gà sống đẹp, 1 lít rượu ngon để làm thủ tục lễ bái tổ tiên gia đình mình.
Nhà trai đến nhà gái đón dâu từ tối hôm trước. Mọi người đến dự lễ cưới đều mặc trang phục truyền thống. Đôi trai gái mặc bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất.

Sau khi làm lễ cúng gia tiên, thần linh cho đôi trai gái thì khách được mời ngồi vào mâm cơm cỗ thưởng thức món ăn truyền thống và uống rượu suốt đêm, ca hát mừng hạnh phúc cho đôi trai gái.

Đến sáng hôm sau nhà trai đón dâu về. Đại diện (trừ bố, mẹ cô dâu) cùng đi với đoàn rước dâu. Nhà gái gói những gói cơm có đầy đủ thức ăn vào lá chuối tươi để cho đoàn rước dâu đi đường xa ăn dọc đường.

Nếu hai gia đình ở gần nhau thì nhà gái vẫn phải gói ít nhất một gói cơm gửi cho nhà trai mang theo để thể hiện sự quan tâm. Khi đến nhà trai, việc đầu tiên mà cô dâu và chú rể phải làm là quỳ trước ban thờ làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh.

Gia đình nhà trai mời một thầy cúng giỏi nhất vùng để làm lễ cho đôi trai gái chính thức làm vợ chồng của nhau. Lễ cưới tại nhà trai được tổ chức trong suốt một ngày một đêm hôm ấy những lời chúc tốt đẹp, trong men rượu nồng nàn hương vị tình yêu.

Những người đến dự đám cưới chúc phúc cho đôi trai gái và mừng tiền luôn gói trong phong bì sốt tiền phải có 2 tờ giống nhau chứ không bao giờ 1 tờ hoặc nhiều hơn 2 tờ.

Thể hiện mong muốn cho đôi trai gái kia luôn hạnh phúc, có đôi, quấn quýt với nhau như cặp tiền gia đình trở về để báo cáo mọi việc đã hoàn tất. Sau đó chú rể xin phép đưa vợ về nhà mình…
 
Diễn đà Văn hóa học Online » BÀI VIẾT VỀ LĨNH VỰC VĂN HÓA » Bài Viết Về Phong Tục Tập Quán - Tín Ngưỡng » Phong tục cưới của người Dao ở Bắc Hà (Người Mông có tục “kéo vợ”... Cô dâu người Giáy phải mắc màn)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz