Hôm nay là Thứ 6, 29/03/2024, 11:59 AM
hmweb-Chia se la niem vui Chào mừng bạn đã ghé thăm Website Văn hóa học Đà Nẵng Online vào Thứ 6, ngày 29/03/2024, lúc 11:59 AM. Chúc bạn tìm được những điều bạn cần trên Website của chuyên ngành chúng tôi. Website chỉ hiển thị tốt trên GoogleChrome và Firefox . Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Vanhoahocdanang.ucoz.net
Đăng nhập hệ thống
Đồng hồ - Lịch hệ thống
Liên kết Website hữu ích
Loading Logos...
Khu vực khách ghé thăm
Đánh giá của bạn
Bạn thấy Website này thế nào
Tổng câu trả lời: 7
Thống kê

Đang online: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
TK bởi Ucoz từ 14/3/2012
Phim mới cập nhật
Trang lưu bút
Xem TH SCTV Online
Nghe Đài Online
Chuyển đổi ngôn ngữ
EnglishFrenchGermanSpainItalianDutch

RussianPortugueseJapaneseKoreanArabicChinese Simplified
Tìm kiếm
Sen hồng
Đọc báo điện tử online
Thời tiết - giá vàng
Hát Karaoke trực tuyến
Nghe nhạc Online
Hỗ trợ trực tuyến
Admin
             : Mr Đức Chính
             : 0985639026

Xem Tivi Online

  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
 
 
 
Trang chủ » 2011 » Tháng 10 » 11 » Người Việt và tập quán uống trà 1.100 năm.
5:14 PM
Người Việt và tập quán uống trà 1.100 năm.
Người Việt và tập quán uống trà 1.100 năm.
        Tập quán uống trà của người Việt không quá câu nệ về nghi thức và có từ hơn 1.100 năm. Vì thế, cây chè hiện diện khắp từ mảnh vườn sau nhà, giữa vùng đồng bằng đến vạt đồi trung du hay mọc thành rừng cổ thụ ở miền núi. Loại cây này đang góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân.

Dù cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ của nhiều thứ đồ uống khác nhau nhưng cây chè vẫn có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay. Dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, đều có thói quen pha trà mời khi khách đến nhà. Tục uống trà của người Việt không quá câu nệ về nghi thức. Tập quán uống trà có từ hơn 1.100 năm khiến cây chè hiện diện khắp nơi từ mảnh vườn sau nhà giữa vùng đồng bằng đến vạt đồi vùng trung du hay mọc thành rừng cổ thụ hàng ngàn ha ở miền núi.Du khách sẽ dễ ràng nhận thấy quán trà "cóc” , một trong những thứ dễ tìm thấy nhất ở Việt Nam, từ thành thị đến các vùng quê. Uống một chén trà nóng hay có đá là việc không thể thiếu của rất nhiều người sau mỗi bữa ăn, lúc nghỉ giữa giờ làm hay khi vừa thức dậy mỗi buổi sáng. Theo thống kê của Hiệp hội Chè Việt Nam, riêng chè thương phẩm, hiện cả nước có 120.000 ha phân bố ở 35 tỉnh trên cả nước. Cây chè hiện được coi là một công cụ xóa đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu cho người dân ở vùng sâu, xa, núi cao. Nó góp phần quan trọng phủ xanh đất trồng đồi trọc và bảo vệ môi trường. Hiện có 6 triệu người sống trong vùng chè và có thu nhập từ trồng trọt, chề biến, kinh doanh chè. Vì lẽ đó, Chính phủ đã hỗ trợ hàng trăm tỷ đồng để tạo điều kiện cho ngành chè phát triển trên tất cả các lĩnh vực trồng, chế biến và tiêu thụ. Không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, sản phẩm chè Việt Nam còn có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu "CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 73 thị trường quốc tế.Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè. Năm 2007, theo con đường chính ngạch, lượng chè xuất khẩu đạt khoảng 110.000 tấn, đạt kim ngạch 130 triệu USD. Nhằm mục tiêu tôn vinh văn hoá ẩm thực trà và quảng bá hơn nữa cho cây chè Việt, mới đây Hiệp hội chè đã tổ chức " Ngày chè Việt Nam”. Đặc biệt, tại khu vực bên hồ Hoàn Kiếm, 100 chiếu trà sẽ được tổ chức để người dân và du khách có thể thưởng thức hương vị chè đặc sản và tìm hiểu thêm về phong cách uống trà của tất cả các vùng, miền trong cả nước. Ông Nguyễn Kim Phong, Chủ tịch Hiệp hội cho biết: "Tổ chức thường niên Ngày chè Việt Nam từ 5 năm nay, chúng tôi mong muốn sản phẩm chè và văn hoá uống trà Việt Nam đến gần hơn nữa với người dân và cả du khách quốc tế đến Việt Nam”.
Nguồn: TTXVN
Chủ đề: Vốn Xưa | Lượt xem: 550 | Đăng bởi: Admin_tranducchinh | Đánh giá: 0.0/0
Total comments: 0
dth="100%" cellspacing="1" cellpadding="2" class="commTable">
Tên bạn *: Email:
Mã xác nhận *:
Trang chủ | Lý lịch! | Ghi danh | Đăng xuất | Đăng nhập 
            
 Free web hostinguCoz